Vôi hóa tuyến nước bọt và những điều cần lưu ý

472 – 474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10, TP.HCM - 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3
kpathinghia@gmail.com
Vôi hóa tuyến nước bọt và những điều cần lưu ý
Ngày đăng: 06/09/2023 02:01 PM

Vôi hóa tuyến nước bọt là căn bệnh không phải ai cũng biết, do đó chúng ta thường chủ quan và không phát hiện bệnh kịp thời. Căn bệnh này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Thậm chí, dây thần kinh cơ mặt cũng có nguy cơ bị tổn thương nếu bạn không chủ động điều trị bệnh. Hãy cùng Nha khoa Thái Tổ tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này!

1. Vôi hóa tuyến nước bọt là gì?

Vôi hóa tuyến nước bọt là bệnh lý xảy ra khi có sự lắng đọng của canxi quanh khối viêm trong tuyến nước bọt. Hiện tượng này kéo dài dẫn đến sự hình thành của viên sỏi nằm lấn chiếm không gian trong tuyến nước bọt. Chính vì vậy mà mỗi khi nhai, viên sỏi sẽ gây kích thích và khiến cho tuyến bị sưng phồng. Trong y học, bệnh vôi hóa tuyến nước bọt còn có tên gọi khác là sỏi tuyến nước bọt.

Tuy nhiên, tuyến nước bọt sẽ xẹp xuống dần khi nước bọt được tiết ra miệng sau khi ăn. Hiện tượng này khiến cho bệnh nhân lầm tưởng rằng bệnh không nguy hiểm và có thể tự hết. Lâu ngày, sự tích tụ của canxi khiến cho viên sỏi ngày càng phát triển lớn hơn về mặt kích thước và nằm chắn ngang bít cả tuyến nước bọt, từ đó khiến cho tuyến bị sưng phồng kéo dài mang đến các cơn đau nhức khó chịu cho người bệnh.

Vôi hóa tuyến nước bọt là gì

Vôi hóa tuyến nước bọt là bệnh lý xảy ra khi có sự lắng đọng của canxi quanh khối viêm trong tuyến nước bọt

Theo cấu tạo của tuyến nước bọt, tổ chức tuyến được phân bố khá rộng rãi. Trong đó có 3 nhóm lớn nhất nằm ở mang tai, dưới hàm và dưới lưỡi, còn lại là các tuyến nước bọt rất nhỏ phân bố đều ở các khu vực khác. Viên sỏi chủ yếu được hình thành trong các ống có đường kính lớn ở 3 tuyến chính. Đôi khi, tuyến nước bọt có thể xuất hiện nhiều viên sỏi nằm ở các vị trí khác nhau và thường có tính chất ở cả hai bên.

Thống kê thực tế cho thấy, có khoảng 80% bệnh nhân bị vôi hóa tuyến nước bọt dưới hàm, một phần có sỏi ở tuyến mang tai. Các tuyến nước bọt phụ hầu như không có sỏi.

Bệnh vôi hóa tuyến nước bọt ảnh hưởng chủ yếu đến người trưởng thành. Nam giới mắc bệnh nhiều hơn so với nữ. Trẻ em cũng có thể bị vôi hóa tuyến nước bọt nhưng ít gặp hơn. Các triệu chứng bệnh xuất hiện khá rõ ràng nên dễ phát hiện. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân lại chủ quan bỏ qua hoặc nhầm lẫn với căn bệnh khác, đến khi đi khám bác sĩ thì viên sỏi đã có kích thước quá lớn và gây ra nhiều triệu chứng cùng biến chứng nghiêm trọng.

2. Nguyên nhân gây ra vôi hóa tuyến nước bọt:

Nói về nguyên nhân gây sỏi tuyến nước bọt có rất nhiều ý kiến. Một số người cho rằng lý do nằm ở các thành phần trong dịch tuyến đã bị rối loạn chuyển hóa. Đặc biệt là canxi. Điều này có nguy cơ khiến cho độ nhớt của dịch tuyến tăng cao hơn bình thường. Cùng với đó, các tinh thể canxi cũng sẽ bị lắng đọng ngày càng nhiều trong lòng của ống tuyến. Từ đó những viên sỏi sẽ được tạo thành.

Có những trường hợp, viên sỏi được hình thành trong tuyến nước bọt dựa trên cơ sở dị vật hoặc do ổ nhiễm trùng. Thế nhưng cũng có những người bị sỏi nước bọt không rõ nguyên nhân.

Ngoài ra, nguy cơ tuyến nước bọt bị vôi hóa còn có thể bắt nguồn từ một số yếu tố khác như:

– Cơ thể mất nước làm độ đặc của dịch trong tuyến tăng lên. Từ đó, canxi dễ tích tụ thành sỏi hơn.

– Các bữa ăn hàng ngày không đầy đủ dưỡng chất.

– Những đối tượng có tiền sử mắc bệnh ở túi mật hoặc viêm tuyến nước bọt.

– Một số loại thuốc điều trị bệnh lý trong một thời gian dài.

– Chủ động và bị động hút thuốc lá.

3. Triệu chứng nhận biết bệnh vôi hóa tuyến nước bọt:

Nắm rõ triệu chứng bệnh vôi hóa ở tuyến nước bọt là điều bạn nên làm. Điều này có lợi cho việc điều trị bệnh, rút ngắn thời gian và tăng hiệu quả chữa trị.

Sự xuất hiện của sỏi trong tuyến nước bọt có thể gây nên tắc nghẽn tuyến. Sự tắc nghẽn này có thể diễn ra một phần hoặc toàn bộ. Từ đó, bệnh nhân sẽ có một số biểu hiện như sau:

– Vùng tuyến bị viêm thấy đau nhức. Các cơn đau âm ỉ nhưng đặc biệt dữ dội khi ăn uống.

– Quan vùng ống dẫn có sỏi bị sưng phù.

– Bệnh nhân có cảm giác nặng như bị đè nến ở tuyến.

– Vùng ống dẫn chứa sỏi sưng đỏ, bị viêm.

– Khi dùng tay để xoa bóp, chạm nhẹ vào ngoài tuyến có thể sờ thấy viên sỏi.

– Kích thước viên sỏi ở mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau. Khi mới hình thành, viên sỏi sẽ chỉ nhỏ bằng đầu tăm. Tuy nhiên, có những trường hợp sỏi quá lớn, kích thước có thể bằng tới quả trứng gà.

– Trường hợp bệnh nặng hơn, tuyến nước bọt bị nhiễm khuẩn sẽ gây nên những biểu hiện như sốt, xuất hiện hạch bạch huyết ở góc hàm và tuyến có mủ.

triệu chứng của vôi hóa tuyến nước bọt

Triệu chứng của vôi hóa tuyến nước bọt

Khi phát hiện những triệu chứng này, các bạn cần tới cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Bởi vì càng để lâu thì ổ viêm càng chuyển biến xấu và để lại những hậu quả nghiêm trọng.

4. Cách điều trị bệnh vôi hoá tuyến nước bọt:

Các cách điều trị vôi hóa tuyến nước bọt

4.1 Trường hợp bị nhiễm khuẩn

Khi bệnh nhân bị nhiễm khuẩn cần điều trị bằng thuốc trước để tránh lây lan vi khuẩn sang các bộ phận khác

Nếu bệnh nhân bị nhiễm khuẩn sẽ được điều trị bằng kháng sính nhằm tiêu diệt vi khuẩn. Điều này để tránh tình trạng nhiễm trùng lan ra diện rộng. Tiếp đến quá trình điều trị vôi hóa sẽ sử dụng thuốc kháng sinh trong khoảng 3 – 10 ngày. Người bệnh cần lưu ý sử dụng thuốc đúng theo chỉ định kết hợp giữ vệ sinh khoang miệng.

4.2 Trường hợp sỏi nhỏ

Khi bệnh nhân gặp tình trạng viên sỏi nhỏ, hãy ngậm chanh hoặc kẹo có vị chua. Điều này sẽ giúp tăng lưu lượng nước bọt, đẩy viên sỏi ra khỏi tuyến một cách tự nhiên mà không cần dùng tới dao kéo.

4.3 Trường hợp sỏi lớn

Với những người bệnh bị tuyến nước bọt có sỏi lớn, ta khó có thể lợi dụng phương pháp tự nhiên để hỗ trợ đẩy sỏi. Thậm chí, nếu quá cố thực hiện có thể gây nên tổn thương cho tuyến nước bọt. Vậy nên trong trường hợp này, bác sĩ thường chỉ định rạch một đường nhỏ để tiến hành lấy sỏi ra.

4.4 Trường hợp cần phẫu thuật nội soi

Khi tình trạng tuyến nước bọt bị vôi hóa phức tạp, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nội soi. Qua quá trình nội soi, viên sỏi sẽ được tiến hành lấy ra hoặc cắt bỏ tuyến giáp.

Vừa rồi là những điều cơ bản cần biết về tình trạng sỏi tuyến nước bọt. Hy vọng những kiến thức trên sẽ có ích cho mọi người trong trường hợp cần thiết để giải quyết vấn đề về vôi hóa tuyến nước bọt. 

Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề về sức khỏe răng miệng khác thì có thể tìm đọc thêm các chủ đề tương tự trên website hoặc liên hệ với Nha khoa Thái Tổ thông qua số Hotline hoặc inbox trược tiếp cho trang để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

 

NHA KHOA THÁI TỔ

Đ/C: 472-  474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10

Đặt lịch khám: 028 629 333 93

Hotline: 028 224 399 25 - 086 7980079

CN: 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3

Hotline: 028 627 600 45

Website: nhakhoathaito.vn

Thông tin liên hệ

TRUNG TÂM NHA KHOA THÁI TỔ

Đ/C: 472-  474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10

Đặt lịch khám: 028 629 333 93

Hotline: 028 224 399 25

CN: 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3

Hotline: 028 629 333 93

Website: nhakhoathaito.net

Fanpage facebook