U men răng nguy hiểm như thế nào? Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị

472 – 474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10, TP.HCM - 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3
kpathinghia@gmail.com
U men răng nguy hiểm như thế nào? Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị
Ngày đăng: 28/12/2023 05:56 PM

U men răng là một dạng khối u lành tính, thường xảy ra ở hàm dưới. Bệnh phát triển một cách âm thầm nên rất khó nhận biết. Ở giai đoạn nặng, bệnh có thể làm biến dạng khuôn mặt, thậm chí chuyển thành u ác tính và di căn sang những bộ phận khác, thậm chí có thể biến chứng thành ung thư xương và dẫn đến tử vong. Hãy cùng Nha khoa Thái Tổ tìm hiểu về u men răng qua bài viết dưới đây để sớm biết cách phòng tránh và điều trị căn bệnh này nhé.

1. U men răng là gì?

U men răng (hay còn được gọi là Ameloblastoma) là một khối u hiếm gặp, lành tính, xuất hiện phổ biến nhất ở vùng xương hàm mặt. U men răng gây ra bởi các tế bào hình thành nên lớp men lót bảo vệ trên răng, có tổ chức giống như men răng, nhưng biệt hóa theo hướng bất thường và không tạo thành men răng.

U men răng là gì

U men răng

U men răng thường xảy ra nhiều hơn ở nam giới. Trên thực tế, 80% người bệnh Ameloblastoma bị nổi cục u ở hàm dưới, 20% còn lại xuất hiện ở cung hàm trên. Khối u men răng liên tục phát triển, xâm lấn một cách âm thầm. Sau một thời gian, u men răng có thể biểu hiện ác tính, xâm lấn vào vùng xương hàm, khiến cho vùng má sưng đau, gây biến dạng mặt trầm trọng nếu u lớn. Rất hiếm các tế bào ameloblastoma di căn sang các khu vực khác của cơ thể, chẳng hạn như các hạch bạch huyết ở cổ và phổi.

Do u nguyên bào tạo men thường có tỷ lệ tái phát cao nên việc điều trị thường có xu hướng điều trị triệt để, nhất là đối với trường hợp u men răng tái phát sau khi được điều trị bảo tồn. Việc chữa trị dứt điểm với những khối u men đã lớn thường để lại nhiều di chứng nặng nề cho bệnh nhân về mặt thẩm mỹ và chức năng, nhất là ở bệnh nhân trẻ tuổi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau khi điều trị bằng phẫu thuật. Do đó, việc chẩn đoán phát hiện sớm u men răng là rất cần thiết.

2. Triệu chứng của bệnh u men răng:

U men xương hàm rất khó để phát hiện trong giai đoạn đầu vì bệnh lý diễn ra âm thầm và phát triển mà không gây đau đớn hay khó chịu. Nếu không thăm khám răng định kỳ, bệnh nhân chỉ có thể phát hiện khi bệnh đã tiến triển nặng hơn và có những biểu hiện ra bên ngoài.

2.1. U men ngoại biên

U men ngoại biên có biểu hiện là khối u lành tính với bề mặt nhẵn và bao gồm 1 hay nhiều thùy. Khối u này xuất hiện khi quá trình biệt hóa của các biểu mô trong xương hàm bất thường khiến các tế bào men răng bị lệch so với ổ xương răng hay nướu răng.

2.2. U men trung tâm

U men trung tâm xương hàm trên và xương hàm dưới có sự khác biệt theo từng giai đoạn phát triển. Đối với vùng xương hàm trên, bệnh nhân chỉ thấy các triệu chứng khi kích thước của u men răng đã phát triển và có sự xâm lấn ra bên ngoài. Vùng mặt của bệnh nhân bị sưng đau, xương ngách lợi bị sưng phồng, mũi ngạt ảnh hưởng đến khứu giác. Đồng thời, vùng môi trên bị tê và dây thần kinh V2 tại vùng má cũng bị tác động.

Đối với vùng xương hàm dưới, các triệu chứng của u men xương hàm được biểu hiện theo giai đoạn bệnh:

  • Giai đoạn đầu: Khối u đang phát triển âm thầm và chưa có dấu hiệu nào nên rất khó để phát hiện. Một số người có thể căm nhận được khối u cứng trồi lên trên hàm nhưng không cảm thấy đau đớn. Bệnh nhân chỉ có thể phát hiện bệnh trong quá trình thăm khám sức khỏe có chụp phim X-quang hay CT vùng xương hàm.

  • Giai đoạn phát triển: Lúc này, u men đã phát triển và có những biểu hiện ra bên ngoài. Khối u lớn gây phá hủy xương và các mô lân cận, tiêu chân răng,... Lúc này, khuôn mặt của người bệnh dần biến dạng do sự sưng phồng của khối u gây mất thẩm mỹ.

  • Giai đoạn nặng: Khi bạn thấy mặt bị lệch, biến dạng, kéo phần da mắt, mũi, cổ chảy xệ xuống thì cũng là lúc u hàm phát triển thành giai đoạn nặng. Xương hàm bị rạn nứt dẫn đến xương ổ răng bị xô lệch, răng lung lay, tê cứng cung hàm, môi lưỡi mất cảm giác. Khối u men hàm lớn làm tăng thêm áp lực cho xương hàm, thậm chí, xương còn có thể bị gãy làm nhiều phần. Nếu không được điều trị kịp thời, khối u phát triển và diễn biến tới giai đoạn nặng. Tại giai đoạn này, bệnh nhân cảm thấy đau nhức nhiều hơn, các răng lung lay, yếu ớt, thậm chí gãy rụng răng.

u men răng nặng

Bệnh nhân bị u men răng nặng

3. Phương pháp điều trị u men răng:

Bệnh lý u men xương hàm thường được điều trị bằng 3 phương pháp sau: 

  • Phương pháp 1: Cắt bỏ hoàn toàn khối u men

Kỹ thuật trên thường được bác sĩ chỉ định đối với những người đang mắc bệnh lý ở giai đoạn 2, tức là đã biểu hiện rõ rệt ra ngoài nhưng chưa làm tổn hại đến xương hàm. 

Đầu tiên, bác sĩ sẽ gây mê để bạn không có cảm giác đau đớn trong quá trình phẫu thuật. Sau đó, bác sĩ tiến hành rạch niêm mạc miệng để tiếp cận khối u men răng. Bác sĩ dùng những thiết bị chuyên dụng loại bỏ hết khối u ra ngoài nhưng vẫn giữ lại bờ nền xương hàm để phục hình răng nhằm đảm bảo chức năng ăn nhai. Bước cuối cùng là đóng vạt nướu, thấm máu và khâu vết thương. 

  • Phương pháp 2: Chỉnh sửa xương hàm

Nếu khối u đã đến giai đoạn nặng, có kích thước lớn, phá hủy nhiều xương, bác sĩ sẽ cắt bỏ khối u và một đoạn xương hàm. Sau đó, bác sĩ sẽ phục hồi lại đoạn xương bị cắt bỏ bằng phương pháp ghép xương. Với người bỏ 1 đoạn xương hàm nhỏ, bác sĩ có thể cân nhắc lấy xương tự thân bổ sung vào phần xương hụt. Cuối cùng là cố định đinh vít và xử lý vết thương. Đồng thời, bác sĩ cũng phục hình răng nhằm khôi phục chức năng ăn nhai.

Với trường hợp trên, việc can thiệp xương hàm sau cắt bỏ u men hàm là bắt buộc. Bởi chỉ có chỉnh sửa lại hàm mới giúp bạn khôi phục lại cấu trúc răng để tiếp tục ăn uống và ngăn ngừa u to trở lại. Đặc biệt, trong quá trình phẫu thuật xương hàm, bác sĩ có thể nắn chỉnh lại các răng xô lệch giúp khớp cắn đạt tỷ lệ chuẩn.

  • Phương pháp 3: Xạ trị

Xạ trị là kỹ thuật dùng các tia bức xạ cao (tia X) photon, gamma, proton, beta… để điều trị triệt để khối u sau khi phẫu thuật. Chúng có tác dụng hủy hoại vật chất di truyền của các tế bào ung thư khiến cho chúng mất đi khả năng phân chia hoặc bị chết đi. Nhờ vậy, khối u sẽ ngừng phát triển. Ngoài ra, xạ trị cũng có thể được áp dụng đơn lẻ đối với những người không thể tiến hành phẫu thuật.. 

4. Cách phòng ngừa bệnh u men răng:

Bệnh lý u men răng có thể được phòng tránh nhờ các biện pháp chăm sóc răng miệng mỗi ngày. Mọi người nên duy trì chế độ ăn uống khoa học để phòng ngừa nguy cơ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.

  • Vệ sinh răng miệng mỗi ngày

Mọi người nên đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Đồng thời, nên kết hợp sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch mọi mảng bám quanh răng. Sau khi chải răng, bệnh nhân có thể sử dụng thêm nước súc miệng để loại bỏ toàn bộ vi khuẩn trong khoang miệng và có được hơi thở thơm tho.

  • Chế độ dinh dưỡng khoa học

Mọi người cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh với nhiều rau củ, trái cây tươi và chất đạm. Cần hạn chế sử dụng rượu bia, nước ngọt và nhóm thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu.

Những thực phẩm chứa nhiều Vitamin A, B, C, D giúp xương thêm chắc khỏe như cam, chanh, bưởi,... hay các loại rau cải, súp lơ xanh.

  • Thăm khám răng định kỳ 

Bệnh nhân nên tới nha khoa thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ từ 3 - 6 tháng/ lần. Trong quá trình thăm khám, Bác sĩ sẽ kiểm tra và phát hiện những dấu hiệu bất thường của bệnh lý nha khoa, từ đó kịp thời chẩn đoán và tiến hành điều trị.

thăm khám răng định kỳ ở nha khoa

Thăm khám răng định kỳ để sớm phát hiện ra các bệnh lý về răng miệng để chữa trị kịp thời

Hy vọng qua bài viết trên phần nào giải đáp được cho các bạn về căn bệnh u men răng và những kiến thức phòng ngừa và điều trị căn bệnh này. Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề về sức khỏe răng miệng khác thì có thể tìm đọc thêm các chủ đề tương tự trên website hoặc liên hệ với Nha khoa Thái Tổ thông qua số Hotline hoặc inbox trược tiếp cho trang để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

NHA KHOA THÁI TỔ

Đ/C: 472-  474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10

Đặt lịch khám: 028 629 333 93

Hotline: 028 224 399 25 - 086 7980079

CN: 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3

Hotline: 028 627 600 45

Website: nhakhoathaito.net

Thông tin liên hệ

TRUNG TÂM NHA KHOA THÁI TỔ

Đ/C: 472-  474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10

Đặt lịch khám: 028 629 333 93

Hotline: 028 224 399 25

CN: 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3

Hotline: 028 629 333 93

Website: nhakhoathaito.net

Fanpage facebook