Tụt lợi chân răng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

472 – 474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10, TP.HCM - 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3
kpathinghia@gmail.com
Tụt lợi chân răng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Ngày đăng: 20/06/2023 04:09 PM

Tụt lợi là bệnh lý nha khoa phổ biến đặc trưng bởi sự co về phía cuống răng của bờ lợi làm hở chân răng ảnh hưởng đến vùng răng phía trước. Mặc dù là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng mang lại cảm giác khó chịu cho người bệnh trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Bên cạnh đó, đây là dấu hiệu cảnh báo cho hiện tượng mất xi măng, mòn cổ răng, lộ ngà răng tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn tấn công răng gây bệnh, thậm chí có thể mất răng hoàn toàn. Hãy cùng Nha khoa Thái Tổ tham khảo bài viết dưới đây tìm hiểu vấn đề này nhé.

1. Tụt lợi là gì?

Tụt lợi là hiện tượng phần lợi bảo vệ chân răng di chuyển xuống cuống răng sâu phía dưới, khiến cho phần thân răng tại đây hở ra ngoài. Tụt lợi có thể xảy ra ở một vài răng, một hàm hoặc cả hàm trên và dưới, đi kèm với nó là các triệu chứng chảy máu chân răng, sưng lợi, hôi miệng.

Tụt lợi có thể phân thành 2 loại:

  • Tụt lợi nhìn thấy được: là phần nhìn thấy bằng mắt thường

  • Tụt lợi không nhìn thấy được: là phần được che phủ bởi lợi và chỉ đo được bằng cây thăm dò quanh răng với vị trí bám dính của biểu mô.

Người mắc bệnh tụt lợi chân răng có thể có các biểu hiện sau:

  • Lợi sưng đỏ, có cảm giác đau và khó chịu

  • Xảy ra tình trạng chảy máu chân răng sau khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa

  • Hơi thở có mùi khó chịu

  • Lợi bị rút lại rõ rệt, răng lung lay

2. Nguyên nhân gây tụt lợi

Tụt lợi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là 3 nhóm nguyên nhân chính gây tụt lợi mà bạn có thể tham khảo:

2.1. Nguyên nhân do các lực tác động

Các tác động vật lý ảnh hưởng đến nướu bao gồm quá trình đánh răng, sử dụng chỉ nha khoa hoặc do những vấn đề xảy ra trong khoang miệng như răng không đều, lệch khớp cắn:

  • Chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa quá mạnh sẽ khiến phần nướu mỏng và thấp dần.

  • Răng xô lệch, không thẳng hàng sẽ gây áp lực lớn lên nướu và xương răng, dẫn đến hiện tượng tụt lợi.

  • Nghiến răng không chỉ gây tụt nướu mà còn dễ dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng khác như mòn men răng, ê buốt răng, răng lung lay,...

  • Tụt lợi do chấn thương mô nướu. Mô nướu có thể bị tụt lại khi chấn thương xảy ra trên một răng hoặc nhiều răng.

2.2. Nguyên nhân do bệnh lý răng miệng

Tụt lợi cũng có thể là triệu chứng của các bệnh nha khoa khác:

  • Viêm nha chu: Đây là một loại bệnh ảnh hưởng đến các mô nâng đỡ răng. Người mắc bệnh viêm nha chu sẽ có dấu hiệu tụt lợi và lộ chân răng.

  • Viêm nướu: Viêm nướu kéo dài không được điều trị sẽ tiến triển thành viêm nha chu, gây nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như tụt lợi, lộ chân răng, viêm nhiễm, thậm chí là hình thành ổ áp xe.

  • Cao răng: Cao răng tích tụ quanh chân răng không được vệ sinh thường xuyên sẽ làm nướu bị tụt và dễ chảy máu chân răng.

2.3. Nguyên nhân do sinh lý

Các vấn đề sinh lý của cơ thể cũng có thể gây tụt lợi:

  • Do di truyền: Giống như phần còn lại của cơ thể, đặc điểm của nướu răng được xác định bởi gen di truyền. Nếu cha hoặc mẹ của bạn hoặc cả hai người bị tụt nướu, bạn có nguy cơ bị tụt nướu cao hơn.

  • Lớn tuổi: Tuổi càng cao, nguy cơ bị tụt lợi càng lớn.

  • Thay đổi nội tiết tố: Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây tụt lợi ở phụ nữ vì dễ bị vi khuẩn tấn công vào những giai đoạn hệ miễn dịch suy yếu.

3. Những triệu chứng của tụt lợi

Người bị bệnh tụt nướu thường không có biểu hiện rõ ràng, nên dễ nhầm tưởng sang các bệnh lý răng miệng khác như viêm nướu hay do va đập mạnh vào vùng nướu răng. Tình trạng tụt lợi sẽ tiến triển dần theo thời gian và ngày càng biến chứng nặng hơn gây mất răng vĩnh viễn nếu Cô Chú, Anh Chị không chăm sóc tốt răng miệng mỗi ngày. Khi bắt đầu có những triệu chứng dưới đây thì tụt lợi đã bắt đầu chuyển nặng:

  • Cao răng bám đầy quanh chân và thân răng; khi lớp xi măng bao phủ chân răng không được nướu bảo vệ sẽ bị mài mòn và làm lộ ngà răng;

  • Nướu sưng đỏ bất thường, xuất hiện những cơn đau nhức nhẹ và ngày càng tiến triển nặng hơn; ấn nhẹ vào nướu sẽ thấy mủ hoặc máu chảy ra;

  • Răng trở nên nhạy cảm, dễ ê buốt khi ăn đồ quá nóng, quá lạnh, quá chua cay; ê buốt răng kéo dài làm mất cảm giác thèm ăn khiến Cô Chú, Anh Chị chán ăn.

  • Răng dài hơn bình thường, trường hợp bị tụt nướu có thể nhìn thấy một phần thân răng lớn hơn, chân răng bị lộ ra ngoài;

  • Răng có khía ở đường viền nướu do men răng bị mất hoặc ăn mòn, lợi bị rút lại làm cho răng lung lay;

  • Răng có sự thay đổi về màu sắc, có thể quan sát bằng mắt thường nướu rút về phía chân răng, lộ ra phần thân răng có màu sắc không đồng đều;

  • Khoảng trống giữa các răng rộng hơn vì không được nướu lấp đầy;cảm giác răng lung lay khi sờ vào hay khi ăn nhai…

răng bị tụt lợi

Nướu bị sưng đỏ gây đau nhức

Nếu tụt nướu là do viêm nướu, thì sẽ xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Nướu không ôm sát vào chân răng kèm theo biểu hiện sưng tấy, sưng viêm, đổi màu từ hồng nhạt sang đỏ sẫm hoặc nâu đỏ;

  • Chảy máu chân răng khi đánh răng, dùng chỉ nha khoa hoặc ấn nhẹ vào nướu răng;

  • Hôi miệng là biểu hiện thường gặp nhất của người bị viêm nướu, viêm nha chu, tụt lợi… Mùi hôi khó chịu trong miệng có thể xuất hiện kể cả khi vừa đánh răng xong hoặc ăn những thức ăn hoàn toàn không gây mùi.

4. Cách chữa tụt lợi chân răng theo từng mức độ

Dựa trên từng mức độ tụt nướu mà bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.

4.1. Răng tụt lợi dạng nhẹ, không kèm ê buốt

Khi bệnh chưa tiến triển rõ ràng, chưa xuất hiện cảm giác ê buốt răng nhiều thì cách chữa trị bệnh tụt lợi cực kỳ đơn giản:

– Thay đổi cách đánh răng nếu bạn đang đánh răng sai cách. Thực hiện chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc, xoay tròn, để lấy sạch mảng bám thức ăn mà không làm mòn chân răng. Tuyệt đối không chải ngang vì sẽ làm nướu tụt nhiều hơn.

– Dùng nước súc miệng chứa thành phần chống khuẩn có tác dụng giảm ê buốt và mòn chân răng.

– Sử dụng chỉ nha khoa thay vì tăm xỉa răng, tránh làm mòn kẽ răng.

– Đến nha khoa thực hiện cạo vôi làm sạch vôi răng dưới nướu, loại bỏ các ổ viêm nhiễm, phục hồi mô nha chu.

Với những bệnh nhân có men răng bị mòn khuyết và lộ nhiều chân răng thì cách chữa trị tốt nhất là hàn trám răng hoặc bọc răng sứ.

Giải pháp này đem lại hiệu quả làm đầy tại vùng răng bị mòn khuyết, che lấp phần chân răng bị hở ra bên ngoài. Từ đó khắc phục nhanh chóng và hiệu quả tình trạng tụt nướu. Bệnh nhân không còn cảm thấy ê buốt, ăn uống và sinh hoạt thoải mái hơn.

bọc răng sứ cho răng bị tụt lợi

Bọc răng sứ cho răng bị tụt lợi

4.2. Bệnh tụt lợi răng nặng, có kèm theo các biểu hiện khó chịu khác

Giai đoạn này có thể nhìn thấy bằng mắt thường và cảm giác ê buốt răng trở nên nghiêm trọng thì cần xác định nguyên nhân gây ra mà có phương án điều trị triệt để:

– Đa số nguyên nhân tụt lợi đều có thể điều trị được bằng cách ghép vạt lợi để phục hồi lại phần lợi che phủ chân răng.

Các giải pháp che phủ chân răng có thể áp dụng như:

  • – Ghép vạt có chân nuôi.

  • – Ghép lợi tự do tự thân.

  • – Ghép tổ chức liên kết dưới biểu mô.

Ghép vạt lợi

Ghép vạt lợi phục hình lại răng

Tùy theo mức độ tụt như thế nào, cấu trúc răng, số lượng răng và vị trí tụt lợi mà các bác sĩ sẽ có đánh giá và đưa ra phương án chữa trị ghép vạt lợi phù hợp nhất cho bệnh nhân.

– Tụt lợi do mất răng lâu ngày làm tiêu xương: bác sĩ sẽ chỉ định ghép xương trước sau đó thực hiện cấy ghép Implant để phục hình lại răng đã mất. Sau đó, kiểm tra tình trạng khắc phục tụt lợi rồi mới xem xét có cần ghép vạt lợi hay không.

Cấy implant để phục hồi lại răng đã mất

Cấy ghép implant phục hình lại răng đã mất

Trên thực tế, việc xác định phương pháp điều trị tụt nướu răng phụ thuộc nhiều vào tình trạng răng miệng thực tế của mỗi người. Chính vì thế, khi gặp phải tình trạng này, bạn nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và tư vấn trực tiếp.

Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề về sức khỏe răng miệng khác thì có thể tìm đọc thêm các chủ đề tương tự trên website hoặc liên hệ với Nha khoa Thái Tổ thông qua số Hotline hoặc inbox trược tiếp cho trang để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

 

NHA KHOA THÁI TỔ

Đ/C: 472-  474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10

Đặt lịch khám: 028 629 333 93

Hotline: 028 224 399 25 - 086 7980079

CN: 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3

Hotline: 028 627 600 45

Website: nhakhoathaito.net

Thông tin liên hệ

TRUNG TÂM NHA KHOA THÁI TỔ

Đ/C: 472-  474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10

Đặt lịch khám: 028 629 333 93

Hotline: 028 224 399 25

CN: 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3

Hotline: 028 629 333 93

Website: nhakhoathaito.net

Fanpage facebook