Răng thừa là gì? Có nên nhổ răng thừa hay không?

472 – 474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10, TP.HCM - 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3
kpathinghia@gmail.com
Răng thừa là gì? Có nên nhổ răng thừa hay không?
Ngày đăng: 06/06/2023 06:20 PM

Thông thường răng của bạn phát triển qua 2 giai đoạn là răng sữa (20 chiếc) và răng vĩnh viễn (tối đa 32 chiếc). Nếu mọc răng ngoài những răng này thì chúng được gọi là răng dư thừa.

Tùy theo tình trạng, ảnh hưởng đối với khuôn hàm mà quyết định răng mọc dư thừa thì có nên nhổ không.

1. Tổng quan về răng thừa

1.1. Răng thừa là gì?

Răng thừa là thuật ngữ để chỉ những răng mọc thêm, có thể ở bất cứ vị trí nào ở trên cung hàm với nhiều kiểu khác nhau như: mọc 1 hoặc nhiều răng, mọc lệch so với phía trước hoặc phía sau hàm răng, mọc nhú lên trên hàm răng hoặc mọc ngầm bên dưới. Theo thống kê, khoảng 90% răng thừa sẽ mọc ở hàm trên, thường ở phần đường giữa hàm trên và cạnh các răng khôn của 2 hàm.

1.2. Các loại răng thừa?

Răng khểnh 

Răng khểnh thường là những chiếc răng nanh, mọc trồi ra bên ngoài răng chính, có hình dáng kì lạ và kích thước nhỏ hơn so với những chiếc răng thường. 

Răng khểnh

Răng mọc lẫy 

Răng mọc lẫy thường xảy ra ở những trẻ đang trong quá trình thay răng sữa. Răng mọc lẫy là những chiếc răng vĩnh viễn, mọc lệch so với vị trí tiêu chuẩn ở cung hàm. 

răng mọc lẫy

Răng khôn

Răng khôn là 4 chiếc răng trong cùng, mọc muộn nhất và có xu hướng mọc ngầm, mọc xiên, đâm vào răng số 7 và số 8 gây đau nhức dữ dội. Răng khôn không những không có chức năng gì, mà còn gây ảnh hưởng đến hoạt động ăn nhai hàng ngày của người bệnh. 

2. Nguyên nhân mọc răng thừa:

Răng mọc dư thừa có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào, hình thành nhiều khe rãnh làm thức ăn dễ mắc vào, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại tác động đến răng nướu, dễ phát sinh các bệnh lý về răng miệng, ảnh hưởng đến răng xung quanh.

Răng mọc thừa phổ biến nhất là gần vị trí răng vĩnh viễn và răng cửa trước ở hàm trên. Các răng mọc thừa nhiều thứ hai chính là bốn chiếc răng hàm.

Tại sao lại xảy ra tình trạng răng mọc dư thừa thì chưa được lý giải. Đang tồn tại nhiều lý thuyết khác nhau cho các loại răng dư khác nhau:

– Một lý thuyết cho rằng răng dư thừa được tạo ra như là kết quả của sự phân đôi của mầm răng.

– Lý thuyết khác, được sử dụng nhiều trong các tài liệu y học, là lý thuyết hiếu động thái quá. Thuyết này cho rằng răng dư được hình thành là kết quả của sự hiếu động thái quá cục bộ, độc lập, mạnh mẽ của tính di truyền ngà răng.

Tính di truyền cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự xuất hiện bất thường này, như răng dư phổ biến hơn ở những trẻ em có người thân bị ảnh hưởng so với dân số chung. Tuy nhiên, sự bất thường không theo một mô hình đơn giản của Mendel.

3. Có nên nhổ răng mọc dư thừa không?

Không phải trường hợp răng dư nào cũng cần nhổ bỏ mà còn tùy thuộc vào đặc điểm của từng răng cũng như cấu trúc của cung hàm.

3.1. Trường hợp không chỉ định nhổ răng thừa

Có những trường hợp răng dư thừa nhưng được khuyến cáo không nên nhổ bỏ vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến các răng xung quanh. Các răng này mặc dù không đảm nhận nhiều chức năng ăn nhai nhưng để đảm bảo tính thẩm mỹ thì có thể sẽ phải thực hiện niềng răng chỉnh nha để kéo răng mọc thừa về vị trí cân đối, đều đẹp hơn. Nhờ đó cũng giúp việc vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn, giúp ngăn ngừa được nhiều bệnh lý răng miệng.

3.2. Trường hợp chỉ định nhổ răng dư thừa

Khi thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng răng mọc dư để xác định vị trí, hướng mọc, xem xét mức độ tác động của răng dư đến cấu trúc của hàm răng. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định chính xác là có nên nhổ răng dư hay không. Trong các trường hợp dưới đây sẽ cần nhổ răng dư để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

  • Răng mọc thừa ở hàm trên, mọc không đúng khuôn hàm và lộ hẳn ra ngoài so với những chiếc răng khác. Những chiếc răng này không đóng vai trò gì trong ăn nhai nhưng lại gây mất thẩm mỹ khuôn mặt.

  • Răng thừa mọc ở trẻ gây chèn ép các răng khác, lấn chiếm vị trí mọc của chiếc răng chính trên cung. Nó sẽ làm thay đổi cấu trúc cung hàm khiến hàm răng vĩnh viễn lệch lạc, thậm chí là lệch khớp cắn.

  • Nhổ răng mọc dư nếu răng mọc trong vòm miệng, nằm sát ống thần kinh gây chèn ép lên hệ thống thần kinh và tiềm ẩn nhiều nguy cơ răng miệng.

  • Răng mọc thừa đã gây ra các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nướu, hoặc các trường hợp tạo thành thế 3 răng với các răng khác khiến thức ăn mắc dính nhiều vào kẽ răng và có thể gây ra nhiều vấn đề răng miệng.

  • Nhổ răng thừa nhằm mục đích hỗ trợ niềng răng chỉnh nha, tạo khoảng trống để dịch chuyển các răng về đúng vị trí trên cung hàm.

Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề về sức khỏe răng miệng khác thì có thể tìm đọc thêm các chủ đề tương tự trên website hoặc liên hệ với Nha khoa Thái Tổ thông qua số Hotline hoặc inbox trược tiếp cho trang để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

 

NHA KHOA THÁI TỔ

Đ/C: 472-  474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10

Đặt lịch khám: 028 629 333 93

Hotline: 028 224 399 25 - 086 7980079

CN: 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3

Hotline: 028 627 600 45

Website: nhakhoathaito.net

 

Thông tin liên hệ

TRUNG TÂM NHA KHOA THÁI TỔ

Đ/C: 472-  474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10

Đặt lịch khám: 028 629 333 93

Hotline: 028 224 399 25

CN: 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3

Hotline: 028 629 333 93

Website: nhakhoathaito.net

Support Website By: Vũ Phan

Fanpage facebook