Răng móm là gì? Các phương pháp điều trị răng móm

472 – 474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10, TP.HCM - 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3
kpathinghia@gmail.com
Răng móm là gì? Các phương pháp điều trị răng móm
Ngày đăng: 04/01/2024 02:19 PM

Răng móm là tình trạng răng sai lệch khớp cắn thương gặp trong nha khoa, khi đó răng hàm dưới có xu hướng nhô ra ngoài nhiều hơn so với răng hàm trên. Tình trạng này không chỉ gây mất thẩm mỹ khuôn mặt mà còn khiến cho việc ăn uống gặp nhiều khó khăn, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Vậy răng móm là gì, nguyên nhân và phương pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng Nha Khoa Thái Tổ tìm hiểu rõ hơn qua bài viết bên dưới đây nhé!

1. Răng móm là gì? 

Răng móm còn được gọi là khớp cắn ngược. Đây là một trong những dạng sai khớp cắn rất phổ biến với sự sai lệch tương quan giữa 2 hàm răng. Cụ thể, thông thường với răng phát triển bình thường thì khi khép miệng lại cung răng hàm trên sẽ bao phủ ra ngoài cung răng hàm dưới. Còn với người bị móm thì khớp cắn sẽ phát triển ngược lại - tức là răng hàm dưới phủ ra ngoài răng hàm trên.

Biểu hiện của răng móm là: Hàm dưới đưa ra trước khiến vùng môi dưới và cằm bị nhô ra. Khi quan sát mặt nhìn nghiêng sẽ thấy mặt bị lõm, mất hài hòa. Khi ngậm miệng lại, răng hàm dưới sẽ phủ ra ngoài răng hàm trên.

Răng móm là gì?

Răng móm là gì?

Các loại móm phổ biến hiện nay:

  • Móm do răng: Đây là tình trạng sai lệch khớp cắn điển hình, còn được gọi là cắn ngược hay cắn chéo. Biểu hiện của tình trạng này răng cửa hàm dưới nằm ngoài so với răng cửa hàm trên khi cắn lại. Trong khi xương hàm vẫn phát triển bình thường với kích thước chuẩn.

  • Móm do hàm: Biểu hiện của tình trạng này là xương hàm dưới phát triển quá mức nhô ra bên ngoài, hoặc xương hàm trên kém phát triển thụt vào bên trong, hoặc kết hợp cả 2 nguyên nhân. Khi đó, răng hàm dưới sẽ bao phủ lên răng hàm trên mặc dù các răng trên cung hàm mọc đúng vị trí.

  • Móm do cả hàm và răng: Đây là trường hợp khớp cắn ngược do gặp vấn ở cả xương hàm và răng.

2. Nguyên nhân khiến răng bị móm

Yếu tố di truyền

Theo nghiên cứu, tỷ lệ người bị móm do di truyền từ ông bà, cha mẹ chiếm hơn 90%. Ở những người bị móm di truyền sẽ có những đoạn gen khiến hàm dưới phát triển quá mức hay ức chế sự phát triển của hàm trên, khiến hai hàm mất cân bằng và gây ra hiện tượng móm.

Thói quen xấu

Tình trạng móm hàm dưới còn xảy ra do các thói quen xấu như: mút ngón tay, lưỡi đặt sai vị trí khiến hàm bị đẩy ra ngoài, ngậm núm giả (trẻ nhỏ),…Về lâu dài, các thói quen xấu này sẽ làm cấu trúc răng và xương hàm phát triển sai lệch và gây ra hiện tượng móm.

Mất răng sớm

Mất răng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng móm. Khi đó, khu vực mất răng sẽ không có lực tác động nên sẽ sớm bị tiêu xương khiến hàm răng bị xô lệch và tụt lợi. 

Đặc biệt là trong trường hợp bị mất răng hàm trên, xương hàm tiêu lâu khiến diện tích hàm bị nhỏ lại gây ra móm. Càng mất nhiều răng, tình trạng móm sẽ càng biểu hiện rõ.

Do răng sai lệch

Đây là tình trạng mất cân bằng giữa cấu trúc 2 hàm. Khi đó, nhóm răng cửa hàm dưới có xu hướng nhô ra ngoài và răng hàm trên bị quặp vào trong, gây ra tình trạng móm.

Do xương hàm sai lệch

Tình trạng này xảy ra khi cấu trúc xương hàm phát triển không đúng cách khiến cả phần hàm dưới bị nhô ra ngoài hoặc phần hàm trên bị lùi vào trong. Cả 2 điều này đều làm xương hàm răng bị sai lệch, mất cân bằng và gây ra móm hàm.

Do cả răng và xương hàm đều sai lệch

Khi cấu trúc của xương hàm và răng đều phát triển không bình thường sẽ làm cho phần xương hàm và nhóm răng cửa phía dưới chìa ra ngoài. So với các nguyên nhân kể trên thì đây là một trong những nguyên nhân gây móm răng khó điều trị nhất.

3. Những tác hại răng mà răng móm gây ra

Mất thẩm mỹ

Mặc dù vẫn có nhiều trường hợp móm duyên nhưng không nhiều. Người bị móm thì khi nhìn nghiêng gương mặt sẽ bị lõm, cằm và hàm dưới đưa ra trước nhiều khiến khuôn mặt bất hài hòa, mất tính thẩm mỹ. Khi cười răng cửa hàm dưới sẽ che phủ răng hàm trên làm gương mặt kém tươi tắn và trông già dặn hơn.

Đặc biệt, khuôn mặt sẽ bị lệch đi khá nhiều khi các khớp cắn bị quá mất cân bằng. Điều này, khiến những người bị móm mất tự tin và e dè trong cuộc sống.

răng móm gây mất thẩm mỹ

Mất tự tin vì răng bị móm

Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai

Vì răng cửa hàm dưới đưa ra trước nên đa số các trường hợp móm răng đều không thể ăn nhai thức ăn bằng răng cửa. Lúc này, lực nhai sẽ dồn nhiều vào các răng sau khiến khớp cắn bị sai lệch và làm giảm tuổi thọ của các răng trên cung hàm.

Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cơ mặt và khớp thái dương hàm gây mỏi cơ, đau khớp, khó khăn khi ăn nhai, ảnh hưởng đến tiêu hóa,…

Khó phát âm

Tình trạng móm răng nói riêng và sai lệch khớp cắn nói chung ít nhiều cũng sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng phát âm. Người bị móm răng thường hay nói ngọng, khó phát âm được tròn vành rõ chữ.

Tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng

Các răng ở hai hàm khi không tiếp xúc đúng cách sẽ rất dễ bị mài mòn trong quá trình ăn nhai. Men răng tổn thương gây ra hàng loạt các vấn đề về răng miệng, có thể kể đến như tình trạng sâu răng, viêm tủy,…

Răng mọc lệch gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng. Vì vậy, vi khuẩn sẽ có cơ hội phát triển cũng như tấn công vào khoang miệng, gây ra các vấn đề nguy hiểm. 

4. Phương pháp điều trị răng móm 

Với sự phát triển vượt bậc của nền y học hiện đại, tình trạng răng bị móm có thể cải thiện một cách dễ dàng bằng nhiều phương pháp nha khoa khác nhau tùy vào mức độ phức tạp như:

Niềng răng

Niềng răng là một trong những phương pháp tối ưu nhất để khắc phục tình trạng móm. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, nếu tình trạng răng móm được phát hiện và điều trị sớm sẽ trở nên đơn giản và hiệu quả bằng cách niềng răng kết hợp với một số khí cụ chức năng.

Đối với trường hợp móm do răng và tương quan xương bị sai lệch ở mức độ từ nhẹ đến trung bình thì niềng răng cũng sẽ mang đến cho bạn hiệu quả hoàn hảo, giúp cải thiện chức năng ăn nhai lẫn thẩm mỹ.

Niềng răng móm

Niềng răng là phương pháp tối ưu để khắc phục tình trạng răng móm

Đối với trường hợp móm do xương ở mức độ nặng thì phương pháp niềng răng vẫn mang đến hiệu quả rất tốt nếu như được thực hiện từ khi trẻ còn nhỏ. Nếu trẻ đã qua độ tuổi tăng trưởng thì cần kết hợp thêm phương pháp phẫu thuật xương hàm mới có thể đưa xương hàm về đúng vị trí.

Răng sứ thẩm mỹ

Răng sứ thẩm mỹ cũng là một sự lựa chọn tốt để cải thiện tình trạng móm ở mức độ nhẹ như khi răng cửa hàm dưới cắn đối đầu với răng cửa hàm trên, các răng còn lại trên cung hàm không quá chen chúc.

Tuy nhiên, để có một hàm răng đẹp và đảm bảo đầy đủ các tiêu chí thẩm mỹ bạn cần lựa chọn thực hiện một địa chỉ nha khoa uy tín với bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm, tránh tình trạng mài răng quá nhiều làm ảnh hưởng đến răng thật.

Phẫu thuật hàm

Đối với trường hợp móm do xương hàm thì phẫu thuật chỉnh hàm chính là cách điều trị hiệu quả nhất. Các bác sĩ sẽ giúp bạn định vị xương hàm và khớp cắn đúng chuẩn. Phẫu thuật này chỉ cần thực hiện 1 lần nhưng mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao.

 

Hi vọng qua bài viết trên, bạn có thể giải đáp được thắc mắc về răng móm, nguyên nhân khiến răng bị móm và phương pháp điều trị. Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề về sức khỏe răng miệng khác thì có thể tìm đọc thêm các chủ đề tương tự trên website hoặc liên hệ với Nha khoa Thái Tổ thông qua số Hotline hoặc inbox trược tiếp cho trang để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

 

NHA KHOA THÁI TỔ

Đ/C: 472-  474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10

Đặt lịch khám: 028 629 333 93

Hotline: 028 224 399 25 - 086 7980079

CN: 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3

Hotline: 028 627 600 45

Website: nhakhoathaito.net

 

Thông tin liên hệ

TRUNG TÂM NHA KHOA THÁI TỔ

Đ/C: 472-  474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10

Đặt lịch khám: 028 629 333 93

Hotline: 028 224 399 25

CN: 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3

Hotline: 028 629 333 93

Website: nhakhoathaito.net

Fanpage facebook