Răng khôn và răng cấm khác nhau như thế nào?

472 – 474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10, TP.HCM - 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3
kpathinghia@gmail.com
Răng khôn và răng cấm khác nhau như thế nào?
Ngày đăng: 13/08/2023 05:46 PM

Răng khôn và răng cấm là những chiếc răng mọc kề cận nhau, trong khi răng cấm luôn cần phải được bảo tồn tối đa thì bên cạnh đó, răng khôn nếu mọc lệch thì lại bắt buộc phải nhổ bỏ để tránh gây ảnh hưởng sức khỏe. Nhưng cũng vì mọc sát bên nhau nên dễ dẫn đến sự nhầm lẫn giữa răng khôn và răng cấm, để giúp mọi người có thể nhận biết rõ và có cách khắc phục phù hợp với từng loại răng khi bị bệnh lý thì các bạn hãy tham khảo về cách phân biệt răng cấm và răng khôn dưới đây nhé!

1. Định nghĩa răng cấm và răng khôn:

1.1. Răng cấm là gì?

Răng cấm (thường được gọi là răng hàm thứ nhất và thứ hai), là một “thành viên” của nhóm răng hàm. Tính từ ngoài vào trong, răng cấm nằm ở vị trí số 6 và số 7 trong cung răng. Một người trưởng thành sẽ có tổng cộng 8 răng cấm, tương đương với mỗi hàm 4 răng, Răng cấm có mặt nhai rộng, có nhiều múi và hố rãnh trên bề mặt răng, thân răng phình to ra.

Chức năng chính của răng cấm là nhai và nghiền nát thức ăn. Độ tuổi mọc răng cấm là từ 6 – 8 tuổi. Không giống như răng sữa, răng cấm không cần phải thay răng. Chiếc răng này nếu không may bị mất đi thì vĩnh viễn sẽ không mọc lại nữa. Chính vì lý do này mà răng cấm luôn phải được bảo tồn tối đa.

Răng cấm là gì?

Răng cấm là gì?

1.2. Răng khôn là gì?

Răng khôn chính là răng số 8 hay còn được gọi là răng hàm thứ 3. Vị trí mọc của răng khôn là ở cuối cùng của hàm răng, nằm sát vách hàm, sau răng số 7. Đây là nguyên nhân gây ra sự nhầm lẫn giữa răng khôn và răng cấm.

Một người trưởng thành sẽ có tổng cộng 4 răng khôn, tương đương với mỗi hàm 2 răng. Thực tế, có nhiều trường hợp răng khôn mọc ngầm trong xương hàm nên không trồi lên khỏi nướu. Điều này khiến cho không ít người tưởng rằng mình không mọc răng khôn.

răng khôn là gì?

Răng khôn là gì?

2. Phân biệt răng cấm và răng khôn

 

 

Răng khôn

Răng cấm

Vị trí 

Răng số 6, 7 của cung răng tính từ ngoài vào trong

Răng số 8, nằm trong cùng của cung răng

Thời điểm mọc

6-13 tuổi

17-25 tuổi

Chức năng

Chức năng nhai, nghiền nát thức ăn. Chịu lực chính của toàn hàm

Không có chức năng nhai

Nguy cơ bệnh lý

Nguy cơ mắc các bệnh lý như những răng khác

Nguy cơ cao, dễ mọc ngầm, lệch và khó vệ sinh

Chỉ định

Bảo tồn tối đa

Nhổ khi cần thiết

Trồng lại răng khi mất

Rất cần thiết, trồng răng giả càng sớm càng tốt

Không cần thiết

3. Các vấn đề gặp phải của răng cấm và răng khôn

Răng cấm có thể gặp phải một số vấn đề như: Nhạy cảm với nhiệt độ, áp xe răng, sâu răng viêm tủy, viêm nha chu, nứt vỡ răng, nhiễm trùng xoang, viêm xoang, nghiến răng và ảnh hưởng bởi răng khôn,...

Răng cấm là những chiếc răng đóng vai trò quan trọng trong việc nhai, giúp nghiền nát thức ăn trước khi đưa vào dạ dày, nhờ đó quá trình tiêu hóa thức ăn được diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn.

Vì vậy, nếu răng cấm gặp phải một trong những vấn đề trên cần được điều trị bảo tồn. Bác sĩ sẽ ưu tiên thực hiện một số phương pháp điều trị phục hồi như trám răng, bọc răng sứ,... Nhổ răng cấm được xem là giải pháp cuối cùng và chỉ được chỉ định khi chúng bị tổn thương quá nặng và không thể bảo tồn được nữa.

Đối với răng khôn thường mọc khi đã ở tuổi trưởng thành, khi các răng khác gần như đã mọc đủ và xương hàm cũng đã ngừng tăng trưởng. Do đó, chúng thường không có đủ chỗ để phát triển bình thường dẫn tới hiện tượng mọc lệch, nhầm lạc chỗ. Gây ra hiện tượng chèn ép các răng bên cạnh, gây sưng đau, nhiễm trùng lợi, hoại tử xương hàm,...

Vì vậy, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khôn nhằm phòng ngừa các biến chứng sau này. Ngoài ra, nếu răng khôn mọc thẳng nhưng hình thái xấu dẫn tới việc hình thành các khe giắt thức ăn giữa răng số 7, bác sĩ cũng sẽ khuyên nhổ răng khôn để phòng ngừa các bệnh lý về răng miệng.

Sau khi nhổ răng cấm có thể gây ra một số biến chứng như tiêu xương hàm, xô lệch răng, tụt nướu,... Cho nên, việc trồng răng cấm là hết sức cần thiết để tránh ảnh hưởng tới chức năng nhai của hàm.

Ngược lại với răng khôn, vì chúng nằm ở vị trí cuối cùng của cung hàm, sát vách và chúng không đảm nhiệm chức năng gì nổi bật, việc mất răng khôn gần như không ảnh hưởng đến các răng khác. Xong hiện tượng tiêu xương hàm ở vị trí này diễn ra rất ít do các mô cơ phía bên trong hàm sẽ lấp đầy khoảng trống đó. Vì vậy, việc trồng răng là không cần thiết.

 

Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề về sức khỏe răng miệng khác thì có thể tìm đọc thêm các chủ đề tương tự trên website hoặc liên hệ với Nha khoa Thái Tổ thông qua số Hotline hoặc inbox trược tiếp cho trang để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

 

NHA KHOA THÁI TỔ

Đ/C: 472-  474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10

Đặt lịch khám: 028 629 333 93

Hotline: 028 224 399 25 - 086 7980079

CN: 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3

Hotline: 028 627 600 45

Website: nhakhoathaito.net

 

Thông tin liên hệ

TRUNG TÂM NHA KHOA THÁI TỔ

Đ/C: 472-  474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10

Đặt lịch khám: 028 629 333 93

Hotline: 028 224 399 25

CN: 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3

Hotline: 028 629 333 93

Website: nhakhoathaito.net

Fanpage facebook