Niềng răng có cần phải nhổ răng khểnh không?

472 – 474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10, TP.HCM - 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3
kpathinghia@gmail.com
Niềng răng có cần phải nhổ răng khểnh không?
Ngày đăng: 25/06/2023 04:49 PM

Theo quan niệm Á Đông, răng khểnh thể hiện nét cười duyên dáng, xinh đẹp của mỗi người. Tuy nhiên, trong y khoa, răng khểnh là một dạng răng mọc sai khớp cắn, chen chúc khi không đủ chỗ phát triển trên cung hàm. Một hàm răng lệch lạc, không đều và khấp khểnh sẽ khiến bạn mất đi vẻ tự tin vốn có. Đặc biệt, chúng còn không tốt cho sức khỏe răng miệng, gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng dẫn đến sâu răng, viêm nướu hay các bệnh lý khác. Do đó, nhiều người quan niệm khi niềng răng khểnh mang lại tính thẩm mỹ cao nhưng đều phải trải qua nhổ răng. Vậy răng khểnh có cần phải nhổ khi niềng răng không, hãy cùng Nha khoa Thái Tổ tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Răng khểnh là gì?

Răng khểnh còn có tên gọi khác là răng nanh, răng khểnh là răng mọc ở vị trí thứ 3 trên cung hàm. Răng khểnh thường chỉ xuất hiện một bên trên cung hàm, nhưng cũng có người có cả hai bên, gây ra sự mất thẩm mỹ.

Theo quan niệm của người phương Đông, răng khểnh sẽ mang đến giá trị thẩm mỹ, may mắn và nhận được nhiều thiện cảm với người đối diện. Còn đối với người phương Tây, răng khểnh lại hay được xem là răng nanh và là một điều xui xẻo, gây mất thiện cảm.

Chính vì thế mà nhu cầu chỉnh nha ở một số nước cũng có sự khác nhau. Ở nhiều nước phương Tây ngay từ rất nhỏ trẻ em đã được can thiệp, nắn chỉnh răng miệng để tránh tình trạng răng khấp khểnh. Nhưng ở phương Đông thì ngược lại, người ta thường lựa chọn niềng răng tạo răng khểnh. Có nghĩa là răng hàm đều thẳng nhưng trồng thêm hoặc giữ lại răng khểnh.

răng khểnh

 

2. Niềng răng có nên nhổ răng khểnh hay không?

Với sự phát triển của ngành nha khoa hiện nay, niềng răng vẫn có thể giữ lại được răng khểnh. Bạn sẽ được bác sĩ thăm khám, tư vấn và lên một kế hoạch điều trị cụ thể để xác định răng khểnh ở mức độ trung bình, khó hay phức tạp. Dựa vào nhu cầu thẩm mỹ muốn giữ lại răng khểnh của khách hàng, bác sĩ sẽ chỉ gắn mắc cài lên các răng còn lại mà không gắn và tác động lực vào răng khểnh. 

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, mục đích đầu riên và cơ bản nhất của niềng răng là căn chỉ khớp cắn, cải thiện chức năng ăn nhai, bảo vệ sức khỏe răng miệng. Khi yếu tố này đã được đảm bảo, ta có thể tiếp tục hoàn thiện để mang lại thẩm mỹ cao nhất. Bởi đối với các chuyên gia, thì một hàm răng đẹp và thẩm mỹ trước hết phải là hàm răng khỏe mạnh. Vì thế, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định niềng răng để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.

Như chúng ta có thể thấy, răng khểnh hoàn toàn không tốt cho sức khỏe răng miệng:

Thứ nhất, nó khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, hôi miệng. Khi răng mọc hướng lên trên thường tạo với 2 răng kế cận thế kẽ 3 răng khá nguy hiểm. Nếu kẽ răng này tạo ra hố sâu sẽ dẫn tới nguy cơ thức ăn bị nhét vào trong hố răng và không được làm sạch ngay hoặc khó lấy ra, tồn tại lâu sẽ gây ra mùi hôi khó chịu gây ra sự tự ti khi giao tiếp với người khác.

Thứ hai, răng khểnh mọc lệch ra ngoài quá nhiều khiến việc ăn nhai, cắn xe thức ăn suy giảm, lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Khi có răng khểnh thì khớp cắn không được chuẩn, bởi tương quan giữa các răng không được hài hòa. Về lâu dài khi tuổi tác cao chiếc răng khểnh cũng không còn ảnh hưởng quá nhiều đến tính thẩm mỹ nữa.

Cuối cùng, răng khểnh mọc chồi ra ngoài khiến răng bên cạnh cũng bị đẩy vào sâu hơn, làm lệch lạc và sai khớp cắn, tương quan 2 hàm cũng không được hài hòa. Đặc biệt, nếu răng khểnh chếch ra ngoài thường dễ bị tổn thương khi có va chạm mạnh từ bên ngoài, gây vỡ hoặc đau nhức,... Nhìn chung, tác hại của răng khểnh không nhìn thấy ngay trước mắt mà phải về lâu về dài.

Vậy, việc nên giữ lại răng khểnh khi niềng răng hay không là do sự cân nhắc của khách hàng, trong bất cứ trường hợp nào Nha khoa Thái Tổ cũng muốn bạn đặt sức khỏe của răng lên trên hết, nếu bạn muốn giữ lại chiếc răng khểnh thì cần phải chăm sóc và vệ sinh chúng thật cẩn thận để tránh gây ra những bệnh lý có hại cho răng.

3. Quy trình niềng răng khểnh chuẩn Y khoa tại Nha khoa Thái Tổ

Quá trình niềng răng khểnh trải qua 6 bước sau đây:

Bước 1: Thăm khám và chụp phim

Đây là bước không thể thiếu trong mọi quy trình chỉnh nha. Qua thăm khám và chụp phim, bác sĩ có thể đánh giá tổng quát tình trạng răng miệng giúp việc điều trị chính xác hơn.

Bước 2: Tư vấn và lập kế hoạch điều trị

Dựa trên việc thăm khám và chụp X–quang, bác sĩ sẽ đề ra kế hoạch điều trị phù hợp, cũng như trả lời cụ thể vấn đề niềng răng khểnh mất bao lâu và chi phí như thế nào. Nếu khách hàng đồng ý điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu răng.

Bước 3: Sản xuất khí cụ

Tùy vào từng phương pháp niềng sẽ có các khí cụ phù hợp. Với mắc cài, bác sĩ có thể tiến hành ngay sau bước tách kẽ (tùy trường hợp). Còn với niềng răng trong suốt Invisalign, bác sĩ sẽ cần khoảng 3 tuần để mô phỏng kế hoạch điều trị trên Clincheck và đặt sản xuất khay Invisalign phù hợp. Sau khi khay được gửi từ Mỹ về, bác sĩ mới tiến hành gắn khay vào hàm cho khách hàng.

Bước 4: Đeo khí cụ

Bác sĩ sẽ tiến hành đeo khí cụ cho khách hàng. Với niềng răng khểnh trong suốt Invisalign, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách tháo lắp khay để vệ sinh răng miệng đúng cách tại nhà.

Bước 5: Tái khám, điều chỉnh

Trong suốt quá trình niềng, bệnh nhân cần tái khám đầy đủ theo lịch hẹn của bác sĩ để thực hiện từng khâu chỉnh nha đúng theo lộ trình, đồng thời việc tái khám giúp bác sĩ dễ dàng nhận ra sự sai lệch (nếu có) để điều chỉnh kịp thời.

Bước 6: Đeo hàm duy trì

Sau khi hoàn thành quá trình niềng răng khểnh, khách hàng sẽ được đeo hàm duy trì từ 1 – 2 năm để cố định vị trí răng mới và ngăn dây chằng nha chu dịch chuyển làm ảnh hưởng kết quả điều trị.

niềng răng khểnh

Quy trình niềng răng tại Nha khoa Thái Tổ

4. Một số lưu ý khi niềng răng khểnh

Khi niềng răng khểnh, bạn cần phải lưu ý một số điều sau đây:

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách theo chỉ định của bác sĩ để răng luôn khỏe, từ đó hạn chế các bệnh lý răng miệng trong quá trình chỉnh nha. 

  • Người niềng răng nên ăn những thực phẩm mềm, nhỏ như súp, cháo, rau xanh. Đồng thời, đừng quên bổ sung thêm canxi để răng chắc khỏe hơn.

  • Hạn chế thức ăn cứng, dai, quá nóng hoặc quá lạnh vì dễ khiến răng bị tê buốt, khó chịu.

  • Hạn chế dùng răng để cắn, xé thức ăn vì đây là thời gian răng đang chịu lực kéo của khí cụ. Việc cắn, nhai có thể làm răng dịch chuyển đến vị trí không mong muốn.

  • Tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

  • Nếu có dấu hiệu bất thường nào, khách hàng nên đến nha khoa càng sớm càng tốt, tránh tự ý điều trị tại nhà.

Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề về sức khỏe răng miệng khác thì có thể tìm đọc thêm các chủ đề tương tự trên website hoặc liên hệ với Nha khoa Thái Tổ thông qua số Hotline hoặc inbox trược tiếp cho trang để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

 

NHA KHOA THÁI TỔ

Đ/C: 472-  474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10

Đặt lịch khám: 028 629 333 93

Hotline: 028 224 399 25 - 086 7980079

CN: 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3

Hotline: 028 627 600 45

Website: nhakhoathaito.net

 

Thông tin liên hệ

TRUNG TÂM NHA KHOA THÁI TỔ

Đ/C: 472-  474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10

Đặt lịch khám: 028 629 333 93

Hotline: 028 224 399 25

CN: 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3

Hotline: 028 629 333 93

Website: nhakhoathaito.net

Fanpage facebook