Ngà Răng Là Gì? Nguyên Nhân Và Các Biện Pháp Phòng Ngừa Ngà Răng Bị Lộ

472 – 474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10, TP.HCM - 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3
kpathinghia@gmail.com
Ngà Răng Là Gì? Nguyên Nhân Và Các Biện Pháp Phòng Ngừa Ngà Răng Bị Lộ
Ngày đăng: 13/01/2024 03:17 PM

Ngà răng là một cấu trúc cũng quan trọng không kém men răng và ống tủy. Ngà răng đóng góp nhiều cho việc tạo màu sắc, nâng đỡ cấu trúc răng, cũng như góp phần vào dẫn truyền các kích thích và tạo lớp bảo vệ cho tủy. Việc ngà răng bị lộ đang trở thành một trong những loại vấn đề răng miệng phổ biến gây khó chịu cho nhiều người. Tình trạng này thường làm cho người bệnh cảm thấy thiếu tự tin trong khi giao tiếp. Hãy cùng Nha khoa Thái Tổ tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

1. Ngà răng là gì? Cấu tạo của ngà răng?

1.1. Ngà răng là gì?

Ngà răng là một lớp cứng, dày, là phần chiếm khối lượng và thể tích chủ yếu của răng và tạo nên hình dạng cơ bản của răng. Trên một chiếc răng bình thường, ngà răng không lộ ra ngoài mà nằm dưới lớp men răng, được men răng che phủ hoàn toàn. Ngà răng bao phủ toàn bộ ống tủy và tủy răng, trừ phần lỗ chân răng. 

Ngà răng tuy không cứng chắc như men răng nhưng lại có độ đàn hồi tốt hơn, không giòn và dễ vỡ như men răng. Ngà răng tự nhiên có màu vàng nhạt, xốp và có tính thấm. Độ cứng của ngà răng ở cổ, thân và chân răng tương tự nhau. Tuy vậy, tùy theo vùng, độ cứng của ngà có sự khác biệt. Ngà răng cứng nhất nằm ở khoảng cách tủy 0,4 - 0,6mm cho tới giữa lớp ngà. Ngà răng mềm hơn ở gần tủy răng. Ngà răng ở vùng ngoại vi tương đối mềm.

Ngà răng là gì

Ngà răng là gì?

1.2. Cấu tạo của ngà răng

Cấu trúc mô học của ngà răng (bắt đầu từ men răng vào tủy) gồm:

  • Ống ngà

Ống ngà là những kênh siêu nhỏ nằm trong lớp ngà, chứa chất lỏng và đuôi của nguyên bào ngà. Chúng nằm xung quanh tủy, sắp xếp theo mô hình xuyên tâm. Từ bề mặt tủy răng, ống ngà dọc theo chiều dài của răng đến ranh giới giữa ngà và men răng (điểm cuối cùng).

Ở phần chân răng, chúng kéo dài từ tủy về phần xi măng, thẳng hoặc hơi cong nhẹ. Ở phần thân răng, chúng kéo dài từ tủy về men răng, đường dẫn hình chữ S.

Nhờ có ống ngà mà lớp ngà có độ thẩm thấu cao. Khi không có bất thường, ngà răng giúp tăng cảm giác cho răng, bảo vệ ống tủy. Khi vi khuẩn xâm nhập và sâu răng, độ thẩm thấu cao khiến tình trạng sâu răng phát triển nhanh và tăng mức độ đau đớn.

Đường kính, mật độ và đường đi của đuôi nguyên bào làm thay đổi đường kính và mật độ của ống ngà ở mỗi người và mỗi lớp. Thông thường ống ngà sát lại khi càng gần tủy răng.

  • Ngà vỏ

Ngà vỏ có cấu tạo gồm collagen dạng sợi khoáng hóa. So với ngà quanh tủy, mật độ khoáng hóa của nó thấp hơn. Độ dày của ngà vỏ là 10 – 20μm.

  • Ngà răng nguyên phát 

Ngà quanh tủy: Ngà quanh tủy nằm giữa khoang tủy và ngà vỏ, được hình thành từ sự kết hợp của những nguyên bào ngà. Trong một số vùng, nó chứa các phân nhánh của nguyên bào ngà. Ngà quanh tủy hầu như không có sợi alpha.

Ngà quanh ống: Ngà quanh ống phát triển và bao phủ thành ống ngà. Chúng chứa những tinh thể hydroapatite hình lăng trụ lục giác, dày đặc (mức độ dày lên phụ thuộc vào độ tuổi và vị trí của ống ngà). Ngà quanh ống cản quang và khoáng hóa đồng nhất.

Gian ống: Giữa những ống ngà là gian ống. Chúng vuông góc với những ống ngà tạo nên cấu trúc đan kết. So với ngà quanh ống, ngà gian ống có mức độ khoáng hóa, mức độ cản quang và mật độ thấp hơn.

2. Nguyên nhân khiến ngà răng bị lộ

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ngà răng bị lộ là do tổn thương men răng. Men răng bị bào mòn sẽ khiến lớp ngà răng bên dưới không được bảo vệ. Có hai nhóm tác nhân chính là cơ học và bệnh lý.

Mòn răng cơ học

Mòn răng cơ học đến từ những thói quen hàng ngày như:

  • Vệ sinh răng miệng sai cách: việc đánh răng quá mạnh theo chiều ngang sẽ làm mòn cổ răng.
  • Nghiến răng lúc ngủ: lực nghiến mạnh và liên tục làm cho mặt nhai bị bào mòn.
  • Yếu tố di truyền: ảnh hưởng đến số lượng cũng như chất lượng men răng.
  • Thói quen ăn uống: lạm dụng các loại thực phẩm có tính axit cao, ví dụ như nước ngọt, nước chanh, nước cam,…
  • Khô miệng: khoang miệng tiết ra ít nước bọt sẽ khiến axit bám trên răng lâu hơn, từ đó làm mòn nhanh hơn.
  • Trào ngược dạ dày: axit trong dạ dày trào lên khoang miệng làm tổn thương men răng.
  • Thói quen xấu: dùng răng cắn các vật cứng, cắn móng tay, mở nút chai,… có thể làm tổn thương men răng.

Nguyên nhân khiến ngà răng bị lộ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ngà răng bị lộ

Mòn răng bệnh lý

Bên cạnh thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày, tình trạng ngà răng bị lộ còn đến từ: 

  • Thiểu sản men răng: điều này khiến men răng mềm và dễ vỡ hơn bình thường.
  • Các bệnh lý làm hai hàm răng ma sát vào nhau quá mạnh, ví dụ như khớp cắn lệch tâm.
  • Các bệnh lý của khớp hàm, như kêu khớp, đau mỏi khớp,…

3. Tác hại của việc ngà răng bị lộ

Ngà răng bị lộ ra ngoài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng và làm giảm chất lượng cuộc sống. Ban đầu sẽ tình trạng đau nhức, ê buốt răng, đặc biệt nhạy cảm khi ăn nhai thực phẩm nóng, lạnh, chua, cay. Các hoạt động vệ sinh răng miệng hàng ngày như chải răng, súc miệng đều khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.

Khi bệnh lý tiến triển nặng hơn sẽ khiến chân răng tổn thương nghiêm trọng, kéo theo các hệ lụy như: hơi thở có mùi, áp xe răng,… thậm chí làm xương ổ răng bị tiêu hủy dần. Cuối cùng tình trạng lộ ngà răng nặng nhất là mất răng vĩnh viễn không thể phục hồi.

Ngoài ra, ngà răng bị lộ còn làm giảm thẩm mỹ của toàn bộ hàm răng, màu sắc trên không hài hòa, răng bị mài mòn dần mất đi hình dáng ban đầu, đem đến cảm giác tự ti cho người bệnh. 

Chính vì vậy, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu lộ ngà răng thì người bệnh nên đến trực tiếp nha khoa để thăm khám. Bác sĩ sẽ xác định chính xác mức độ nặng nhẹ của răng, các biến chứng liên quan khác để từ đó đưa ra phương án điều trị tối ưu nhất.

4. Các biện pháp phòng ngừa ngà răng bị lộ

Để ngăn chặn ngà răng bị lộ, người bệnh cần thay đổi cách vệ sinh răng miệng và thói quen ăn uống cùng với một vài bước đơn giản sau đây:

  • Chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm theo hướng dọc hoặc theo hình vòng tròn. Hạn chế đánh răng quá nhiều lần trong một ngày nếu không thật sự cần thiết.
  • Sử dụng nước súc miệng và kem đánh răng chứa Fluoride, men răng của bạn sẽ trở nên chắc khỏe và bền vững hơn. 
  • Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột, cũng như đồ uống có gas và nước trái cây chua.
  • Tránh nhai các vật liệu cứng như đá, bút chì, bấm ghim, vì chúng có thể làm hỏng men răng và gây hở lợi.
  • Điều chỉnh cách đánh răng đúng cách và sử dụng chỉnh răng nếu cần thiết để tránh tình trạng ngà bị hở.
  • Điều trị các vấn đề răng miệng kịp thời như viêm nướu, sâu răng, hoặc tổn thương răng kịp thời để tránh tình trạng hở lợi và tổn thương ngà răng.
  • Định kỳ kiểm tra nha khoa giúp phát hiện sớm các vấn đề răng miệng và tiến hành điều trị kịp thời.

các biện pháp phòng ngừa ngà răng bị lộ

Thăm khám răng định kỳ để phát hiện và chữa trị kịp thời

 

Hi vọng qua bài viết trên, bạn có thể giải đáp được thắc mắc về vấn đề ngà răng bị lộ, nguyên nhân và cách phòng ngừa ngà răng bị lộ. Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề về sức khỏe răng miệng khác thì có thể tìm đọc thêm các chủ đề tương tự trên website hoặc liên hệ với Nha khoa Thái Tổ thông qua số Hotline hoặc inbox trược tiếp cho trang để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

 

NHA KHOA THÁI TỔ

Đ/C: 472-  474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10

Đặt lịch khám: 028 629 333 93

Hotline: 028 224 399 25 - 086 7980079

CN: 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3

Hotline: 028 627 600 45

Website: nhakhoathaito.net

Thông tin liên hệ

TRUNG TÂM NHA KHOA THÁI TỔ

Đ/C: 472-  474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10

Đặt lịch khám: 028 629 333 93

Hotline: 028 224 399 25

CN: 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3

Hotline: 028 629 333 93

Website: nhakhoathaito.net

Fanpage facebook