Lưỡi là một bộ phận quan trọng trong các hoạt động sống thường ngày như: nói chuyện, ăn uống…. Vì thế, vết loét ở lưỡi hay mụn ở lưỡi sẽ gây nhiều bất tiện và làm cho việc giao tiếp khó và ăn uống kém. Vậy tình trạng nổi mụn nhỏ li ti ở lưỡi do nguyên nhân gì, có nguy hiểm không, cách điều trị như thế nào. Hãy cùng Nha khoa Thái Tổ tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Lưỡi nổi hột đỏ là tình trạng các nốt màu đỏ với kích cỡ khác nhau xuất hiện tại khu vực đầu lưỡi. Những nốt đỏ này không chỉ gây ra cảm giác đau rát, khó chịu khi ăn uống mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Bệnh mắc phải có thể là lành tính, nhưng cũng không loại trừ các bệnh lý nguy hiểm.
Những bệnh lý có thể gây ra nốt đỏ ở đầu lưỡi bao gồm:
Chứng nhiệt miệng xảy ra khá phổ biến ở mọi lứa tuổi và giới tính. Nguyên nhân là do sự tấn công của virus làm suy giảm khả năng miễn dịch của niêm mạc lưỡi và miệng.
Lưỡi bị nhiệt miệng
Các triệu chứng của nhiệt miệng bao gồm: Các nốt đỏ hình thành ở mô mềm trên nướu răng, bên trong môi hoặc má, đầu lưỡi,… Hột đỏ do nhiệt miệng gây ra sẽ khiến người mắc có cảm giác đau rát mỗi khi ăn nhai. Tuy nhiên, bệnh thường tự khỏi sau khoảng 7 đến 10 ngày.
Viêm lưỡi là chứng bệnh xảy ra khi vi khuẩn hoặc nấm tấn công niêm mạc lưỡi. Hoặc do tác dụng phụ của thuốc, dị ứng với các thành phần trong nước súc miệng,…
Viêm lưỡi thường xảy ra với các triệu chứng sưng tấy lưỡi, bề mặt lưỡi trơn nhắn, lở loét, một số trường hợp có nốt đỏ ở đầu lưỡi,…
Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này chính là sự phát triển quá mức của các tế bào gai ở phía dưới mô biểu bì.
Nếu chỉ nhìn trên lâm sàng thì u nhú tiền đình Papillomatosis dễ bị nhầm lẫn với sùi mào gà, tuy nhiên nó lành tính và ít gây biến chứng nguy hiểm hơn. Các u nhú của căn bệnh này cũng thường xuyên mọc ở những vị trí tương tự như sùi mào gà: lưỡi, cổ họng, cơ quan sinh dục….
Các mụn thịt của bệnh u nhú tiền đình Papillomatosis thường có các đặc điểm sau đây:
Mụn thịt mọc thành hàng dài hoặc mọc đối xứng nhau
Mụn thường có màu đỏ hồng, tương tự với màu sắc niêm mạc hoặc nhạt màu hơn một chút
Khác với mụn thịt của sùi mào gà thường mọc thành đám hình súp lơ, mụn thịt của u nhú tiền đình thường có một cuống riêng biệt cho mỗi nốt mụn.
Các nốt mụn khó vỡ và thường tự teo dần theo thời gian.
Lưỡi nổi hột do bệnh u nhú tiền đình Papillomatosis
Đầu lưỡi nổi hột đỏ kèm theo cảm giác đau rát có thể là dấu hiệu của bệnh mụn rộp sinh dục ở miệng, đây là một trong những bệnh xã hội có tỉ lệ mắc tương đối cao.
Triệu chứng: Đầu lưỡi xuất hiện các nốt mụn rộp. Theo thời gian, các nốt mụn này sẽ phồng to, sưng lên gây khó chịu, đau rát. Cảm giác đau nặng nề hơn khi người mắc nói chuyện, ăn uống, các nốt mụn vỡ ra gây viêm loét,…
Những biểu hiện trên có thể biến mất sau khoảng 1 – 2 tuần nhưng không thể tự khỏi mà sẽ tiến triển đến giai đoạn nặng hơn, do đó bạn không được chủ quan khi gặp phải.
Đây là 1 căn bệnh xã hội có thể truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm. Sùi mào gà ở miệng là bệnh gây ra bởi virus HPV – Human Papilloma virus. Bệnh lan truyền chủ yếu qua đường tình dục, đường miệng hoặc do hôn người bệnh. Chính vì vậy, những người quan hệ bừa bãi hoặc làm tình với người bị sùi mào gà sẽ có tỷ lệ bị mắc bệnh rất cao.
Với bệnh lý này, ban đầu, lưỡi và miệng sẽ có những nốt mụn màu đỏ hoặc hồng nhạt, không ngứa, không đau. Nhưng càng về sau, nốt mụn sẽ càng lớn và lan rộng. Mụn thường mọc thành cụm, có hình dáng giống như mào gà, cản trở hoạt động giao tiếp và ăn uống.
Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, hình thành từ tình trạng viêm nhiễm kéo dài không được chữa trị. Nếu có biện pháp khắc phục kịp thời, bệnh có thể đe dọa đến tính mạng.
Một số triệu chứng gợi ý ung thư lưỡi bao gồm: Xuất hiện nốt đỏ ở đầu lưỡi, có các vết loét đau rát và chảy máu, màu sắc lưỡi thay đổi. Cử động lưỡi khó khăn như bị vướng thứ gì đó, có mùi hôi khó chịu trong hơi thở,…
Điều trị khi đầu lưỡi nổi hột đỏ như thế nào vừa hiệu quả vừa an toàn là vấn đề nhận được sự quan tâm của rất nhiều người.
Theo các bác sĩ, để biết chính xác hiện tượng nốt đỏ ở đầu lưỡi xảy ra do nguyên nhân bệnh lý hay sinh lý, trước hết bạn cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Tai-Mũi-Họng. Dựa vào kết quả khám lâm sàng, thể trạng thực tế mà bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp chữa trị phù hợp.
Điều trị nốt đỏ ở đầu lưỡi bằng thuốc trong trường hợp nhẹ
Trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định khách hàng sử dụng một số loại thuốc để cải thiện tình trạng nốt đỏ ở đầu lưỡi. Một số thuốc thường được chỉ định bao gồm thuốc chống viêm, kháng sinh, giảm đau,… Mục đích là diệt trừ vi khuẩn, giảm nhanh cảm giác đau rát, ngứa tại đầu lưỡi và làm xẹp các nốt mụn.
Khách hàng cần chú ý không được tự ý tăng hoặc giảm liều thuốc mà cần sử dụng đúng theo liều được chỉ định để tránh xảy ra tác dụng ngoài ý muốn.
Với các trường hợp nặng hơn, ngoài việc sử dụng thuốc, khách hàng cần được can thiệp điều trị bằng các phương pháp chuyên sâu khác. Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ có những chỉ định cụ thể.
Để phòng tránh nguy cơ đầu lưỡi nổi hột đỏ và các bệnh lý khác, khách hàng cần chú ý tới một số vấn đề sau đây:
- Đánh răng thường xuyên, giúp lưỡi, khoang miệng và răng luôn sạch sẽ và khỏe mạnh.
- Loại bỏ thói quen hút thuốc lá.
- Không lạm dụng bia rượu.
Không sử dụng bia rượu để bảo vệ sức khỏe bản thân
- Tập thể dục thường xuyên giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể và phòng tránh được nhiều loại bệnh tật.
- Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh. Nên ưu tiên những loại rau củ quả, nên lựa chọn các loại thực phẩm tươi, sạch, có nguồn gốc rõ ràng. Trong quá trình chế biến nên hạn chế chiên nướng thức ăn, tốt nhất hãy chế biến các loại thực phẩm bằng cách hấp và luộc.
- Quan hệ tình dục an toàn: Khi “yêu” bằng đường miệng, bạn sẽ có nhiều nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn HPV và mắc phải một số vấn đề về lưỡi. Do đó, quan hệ tình dục an toàn cũng là một trong những biện pháp hiệu quả để giúp lưỡi khỏe mạnh.
- Thăm khám răng định kỳ 6 tháng/lần để có thể nhận biết rõ tình trạng sức khỏe răng miệng, những tổn thương trong khoang miệng và các vấn đề bất thường ở lưỡi. Từ đó, có phương án điều trị bệnh kịp thời và phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Hi vọng qua bài viết trên, bạn có thể giải đáp được thắc mắc về bệnh lý lưỡi nổi hột đỏ li ti, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa bệnh lý này. Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề về sức khỏe răng miệng khác thì có thể tìm đọc thêm các chủ đề tương tự trên website hoặc liên hệ với Nha khoa Thái Tổ thông qua số Hotline hoặc inbox trược tiếp cho trang để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.
NHA KHOA THÁI TỔ
Đ/C: 472- 474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10
Đặt lịch khám: 028 629 333 93
Hotline: 028 224 399 25 - 086 7980079
CN: 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3
Hotline: 028 627 600 45
Website: nhakhoathaito.net
Xem thêm: Bao nhiêu tuổi thì niềng răng được?