Viêm Nha Chu Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

472 – 474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10, TP.HCM - 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3
kpathinghia@gmail.com
Viêm Nha Chu Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Ngày đăng: 29/01/2024 02:58 PM

Nha chu là bệnh lý nghiêm trọng do quá trình vệ sinh răng miệng không đảm bảo, vì tâm lý chủ quan nên dẫn đến các trường hợp viêm nhiễm nặng lên các vùng mô xung quanh răng, khiến chức năng ăn nhai gặp khó khăn. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh có thể làm răng lung lay, nặng hơn là mất răng. Cùng Nha khoa Thái Tổ tham khảo bài viết sau để biết rõ nguyên nhân và cách điều trị viêm nha chu từ sớm.

1. Viêm nha chu là gì? 

Viêm nha chu là tình trạng nhiễm trùng nướu sau đó lan rộng xuống các cấu trúc của mô nướu bên dưới. Bệnh có thể làm nướu mất đi tính bám dính vào răng, khiến xương ổ răng bị tiêu hủy và túi nha chu được hình thành làm suy yếu chân răng. Gây suy giảm chức năng ăn nhai thậm chí ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Bệnh viêm nha chu ban đầu chỉ ảnh hưởng đến phần mô mềm – nướu răng – sau có thể phát triển ảnh hưởng đến cả xương ổ răng có vai trò quan trọng trong việc giữ răng. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể gây ra rụng răng, mất răng. Việc phát hiện và điều trị từ sớm giúp đảm bảo và duy trì sức khỏe răng miệng sau này.

Viêm nha chu là gì?

Viêm nha chu là bệnh lý phổ biến ở nhiều người hiện nay

Viêm nha chu được chia thành hai nhóm chính, đó là viêm lợi và viêm nha chu.

  • Viêm lợi: Viêm lợi thường xuất hiện ở tuổi dậy thì.
  • Viêm nha chu: Viêm lợi ở tuổi dậy thì nếu không điều trị có thể dẫn đến viêm nha chu ở tuổi thanh thiếu niên và lớn tuổi.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm nha chu

- Các nguyên nhân gây ra bệnh viêm nha chu

Viêm nha chu thường do vệ sinh răng miệng kém. Khi bạn không đánh răng và làm sạch ở những nơi khó tiếp cận trong miệngsẽ xuất hiện các tình trạng:

  • Vi khuẩn nhân lên và hình thành các mảng bám và dần dần hình thành nên cao răng.
  • Sự nhân lên của vi khuẩn trong khoang miệng khiến nướu viêm đỏ, sưng dẫn đến viêm nướu.
  • Sự gắn kết của nướu với chân răng bị phá vỡ theo thời gian và túi nha chu (khoảng trống hoặc khe hở bao quanh răng nằm dưới đường viền nướu) có thể hình thành giữa nướu và chân răng.
  • Vi khuẩn kỵ khí có hại cư trú trong túi và nhân lên, giải phóng độc tố có thể làm hỏng nướu, răng và cấu trúc xương nâng đỡ.

- Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc viêm nha chu

  • Hút thuốc là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với viêm nha chu.
  • Bệnh tiểu đường type 2
  • Béo phì
  • Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ (chẳng hạn như khi có kinh nguyệt, mang thai hoặc mãn kinh), có thể làm cho nướu trở nên nhạy cảm hơn.
  • Các bệnh ảnh hưởng đến miễn dịch như HIV, bạch cầu hoặc điều trị ung thư.
  • Tính di truyền.
  • Thiếu vitamin C.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm nha chu

Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm nha chu

3. Dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm nha chu

  • Nướu (lợi) tấy đỏ, sưng và dễ bị chảy máu (khi đánh răng hoặc làm sạch kẽ răng)
  • Nướu tụt ra khỏi răng
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Túi mủ hình thành giữa răng và nướu
  • Răng bị lung lay hoặc cách xa các răng còn lại
  • Sự thay đổi về sự khít sát nhau của các răng khi cắn
  • Trường hợp dùng hàm giả bán phần sẽ cảm thấy sự thay đổi về sự vừa khít của hàm giả so với hàm thật

Dấu hiệu nhận biết của viêm nha chu

Khi phát hiện ra nướu bị sưng tấy cần chú ý và điều trị sớm để không gây ra bệnh viêm nha chu

Viêm nha chu có thể tiến triển từ nhẹ sang nghiêm trọng. Giai đoạn khởi phát của bệnh là viêm nướu. Dấu hiệu chính của giai đoạn này là nướu tấy đỏ, sưng viêm và cảm giác khó chịu không rõ rệt. Trong suốt giai đoạn này, nướu có thể bị chảy máu khi đánh răng hoặc làm sạch kẽ răng.

Khi bệnh tiến triển nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến xương ổ răng, túi mủ hình thành và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi mạnh mẽ hơn. Vôi răng hình thành trong các túi mủ này và không dễ dàng loại bỏ bằng các biện pháp vệ sinh răng miệng thông thường. Khi viêm nha chu tiến triển cần được vệ sinh nha khoa vào sâu trong các đường nướu.

4. Cách điều trị bệnh viêm nha chu

Điều trị có thể được thực hiện bởi bác sĩ nha chu, nha sĩ hoặc nhân viên nha khoa. Mục tiêu của điều trị viêm nha chu là làm sạch triệt để các túi xung quanh răng và ngăn ngừa tổn thương cho xương xung quanh. Người bệnh có cơ hội điều trị thành công khi áp dụng thói quen chăm sóc răng miệng tốt hàng ngày và ngừng sử dụng thuốc lá.

Phương pháp điều trị không phẫu thuật. Nếu viêm nha chu không tiến triển, điều trị có thể bao gồm các thủ tục ít xâm lấn hơn như:

  • Cạo vôi răng để loại bỏ cao răng và vi khuẩn khỏi bề mặt răng và bên dưới nướu. Nó có thể được thực hiện bằng dụng cụ, laser hoặc thiết bị sóng siêu âm.

  • Bào láng gốc răng làm mịn bề mặt chân răng, ngăn chặn tích tụ cao răng và vi khuẩn và loại bỏ các sản phẩm phụ của vi khuẩn góp phần gây viêm/trì hoãn chữa lành hoặc gắn lại nướu lại lên bề mặt răng.

  • Sử dụng kháng sinh tại chỗ hoặc uống có thể giúp kiểm soát nhiễm khuẩn. Thuốc kháng sinh tại chỗ có thể bao gồm nước súc miệng kháng sinh hoặc bôi gel kháng sinh vào khoảng trống giữa răng và nướu hoặc vào túi sau khi làm sạch sâu. Tuy nhiên, kháng sinh đường uống có thể cần thiết để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Phương pháp điều trị phẫu thuật. Nếu bị viêm nha chu tiến triển, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng phẫu thuật nha khoa như:

  • Phẫu thuật giảm túi (Flap surgery): Bác sĩ nha chu thực hiện các vết rạch nhỏ trong nướu, để lộ chân răng để có khoảng rộng để thực hiện cao vôi và bào láng gốc răng hiệu quả hơn.

  • Ghép mô liên kết lấp đầy: Khi người bệnh bị mất mô nướu, đường viền nướu của sẽ bị thụt xuống dưới do đó người bệnh cần phải mô khác để thay thế để răng được vững chắc. Điều này thường được thực hiện bằng cách lấy một lượng nhỏ mô từ vòm miệng hoặc chỗ khác và gắn vào vị trí bị mất nướu. Điều này có thể giúp giảm tình trạng thụ nướu hơn nữa, che phủ chân răng bị lộ và tăng tính thẩm mỹ cho răng của người bệnh.

  • Ghép xương (Bone grafting): Phương pháp này được thực hiện khi viêm nha chu đã phá hủy xương xung quanh chân răng. Mảnh ghép có được lấy từ các mảnh xương nhỏ của người bệnh hoặc xương tổng hợp hoặc hiến tặng. Ghép xương giúp ngăn ngừa mất răng bằng cách giữ răng cố định, tạo nền tảng cho xương được tái tạo lại.

  • Protein kích thích mô: Một kỹ thuật khác liên quan đến việc sử dụng một loại gel đặc biệt bôi vào chân răng bị bệnh. Gel này chứa các protein tương tự được tìm thấy trong sự phát triển men răng và kích thích xương và mô phát triển khỏe mạnh.

Cách điều trị bệnh viêm nha chu

Hãy đến Nha khoa Thái Tổ để thăm khám và điều trị kịp thời

Hi vọng qua bài viết trên, Nha khoa Thái Tổ đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về bệnh viêm nha chu, nguyên nhân và cách điều trị bệnh lý này. Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề về sức khỏe răng miệng khác thì có thể tìm đọc thêm các chủ đề tương tự trên website hoặc liên hệ với Nha khoa Thái Tổ thông qua số Hotline hoặc inbox trược tiếp cho trang để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

NHA KHOA THÁI TỔ

Đ/C: 472-  474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10

Đặt lịch khám: 028 629 333 93

Hotline: 028 224 399 25 - 086 7980079

CN: 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3

Hotline: 028 627 600 45

Website: nhakhoathaito.net

 

Thông tin liên hệ

TRUNG TÂM NHA KHOA THÁI TỔ

Đ/C: 472-  474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10

Đặt lịch khám: 028 629 333 93

Hotline: 028 224 399 25

CN: 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3

Hotline: 028 629 333 93

Website: nhakhoathaito.net

Fanpage facebook