Tiểu phẫu răng khôn

472 – 474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10, TP.HCM - 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3
kpathinghia@gmail.com
Tiểu phẫu răng khôn
Ngày đăng: 19/04/2021 12:19 PM

Nhổ răng là phương pháp điều trị “cuối cùng” được áp dụng hầu hết cho những răng bị hư hại không thể sửa chữa được hoặc không còn khả năng phục hồi.

Răng khôn bị ảnh hưởng, hoặc răng khôn không mọc bình thường ở phía sau miệng, thường gây đau, sưng và nhiễm trùng khi nằm nghiêng hoặc lệch bên trong lợi của bạn. Nếu điều này xảy ra, bạn có thể cần phải nhổ bỏ răng khôn. Ngoài ra, chụp X-quang kỹ thuật số có thể tiết lộ liệu răng khôn của bạn sẽ mọc bình thường hay bị va đập và không thể mọc trong tương lai.

1. Răng khôn là gì?

Răng khôn hay còn gọi là răng số 8, là những chiếc răng mọc trong cùng của hai hàm, khi mà xương hàm đã ngừng phát triển. Thông thường độ tuổi mọc răng khôn là khoảng 17 đến 25 tuổi, tuy nhiên cũng có những trường hợp mọc sau độ tuổi này. Mỗi người sẽ có 4 cái răng khôn, mỗi hàm 2 cái.

Răng khôn mọc trong cùng sát vách hàm nên thường dẫn tới tình trạng mọc lệch, đâm xiên vào răng số 7 gây ra đau răng, sưng lợi và viêm nhiễm vùng lợi quanh răng. Hơn nữa răng khôn cũng không có chức năng gì nổi bật nên thường được nhổ bỏ.

răng khôn là gì?

Răng khôn là gì?

2. Tác hại của răng khôn gây ra

Răng khôn không những không có chức năng gì nổi bật mà còn gây ra một số biến chứng bao gồm:

  • Sâu răng: Do răng khôn nằm trong cùng hàm nên rất khó để vệ sinh thức ăn, vì thế mà vi khuẩn dễ dàng tích tụ lại, đặc biệt là khi răng khôn chỉ mọc lên được một phần hoặc mọc lệch đâm sang răng bên cạnh. Sự tích tụ lâu ngày này sẽ gây sâu răng khiến người bệnh đau đớn và nhiễm trùng.
  • Viêm lợi: Sự tích tụ thức ăn và vi khuẩn ở răng khôn sẽ gây ra viêm nhiễm vùng lợi xung quanh, dẫn đến triệu chứng: đau, sưng, sốt, hôi miệng hoặc đôi khi cứng hàm khiến bệnh nhân không thể mở miệng to. Viêm lợi nếu tái phát nhiều lần cho đến khi răng khôn được chữa trị, càng ở những lần tái phát sau thì mức độ nguy hiểm ngày càng lớn.
  • Viêm nha chu: những trường hợp răng khôn mọc thẳng nhưng hình dạng bất thường khiến thức ăn nhồi nhét lâu ngày sẽ gây ra sâu răng, đồng thời gây viêm nha chu cho những răng lân cận.
  • Viêm lợi trùm răng khôn: khi mọc lệch răng khôn thường gây ra tình trạng lợi trùm. Khi đó, lợi bị trùm lên và khiến thức ăn bám vào kẽ giữa lợi và răng. Do đó, sẽ rất khó làm sạch và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn tới nhiễm trùng lợi. Biểu hiện của tình trạng này là viêm tấy xung quanh bề mặt răng khôn.
  • Huỷ hoại xương và hàm răng: Khi răng khôn mọc lệch đâm sang răng bên cạnh, nó sẽ khiến răng đó bị tiêu huỷ, lung lay tiêu xương, cuối cùng dẫn đến phải nhổ răng. Triệu chứng dễ phát hiện ra nhất là người bệnh có những cơn đau âm ỉ kéo dài ở khu vực đó. Trong một số trường hợp, nếu những bất thường của răng khôn chưa được chữa trị kịp thời, nhiễm trùng sẽ lây lan sang các khu vực mang tai, má, mắt, cổ,... xung quanh, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

3. Tại sao tôi nên nhổ bỏ răng khôn?

Đến năm 18 tuổi, trung bình người trưởng thành có 32 chiếc răng; 16 răng trên và 16 răng dưới. Mỗi chiếc răng trong miệng có một tên gọi và chức năng cụ thể. Các răng ở phía trước miệng (răng cửa, răng nanh và răng tiền hàm) là lý tưởng để giữ và cắn thức ăn thành những miếng nhỏ hơn. Răng sau (răng hàm) dùng để nghiền thức ăn thành dạng sệt thích hợp cho việc nuốt.

Miệng trung bình được tạo ra chỉ để chứa 28 chiếc răng. Có thể gây đau đớn khi 32 chiếc răng cố gắng vừa với một khuôn miệng chỉ chứa 28 chiếc răng. Bốn chiếc răng khác này là răng hàm thứ ba của bạn, còn được gọi là "răng khôn".

Tại Nha Khoa Thái Tổ chúng tôi biết rằng việc nhổ bỏ răng khôn là rất quan trọng. Răng khôn, thường là những chiếc răng cuối cùng mọc trong miệng và hoàn toàn không có mục đích gì, mặc dù người ta cho rằng trong thời tiền sử, chúng là vật thay thế cho những chiếc răng hàm bị mòn do nhai lá! Một số người đi suốt cuộc đời mà không bao giờ gặp vấn đề với chiếc răng khôn của mình, trong khi những người khác lại gặp phải tình trạng khó mọc răng khôn và khi mọc chúng thường bị lệch. Đó là điều may mắn!

Trong một số trường hợp, thực tế răng khôn của bạn vẫn khỏe mạnh nhưng do điều trị chỉnh nha nên cần phải nhổ bỏ. Trong những trường hợp khác, răng khôn của bạn có thể bị va đập hoặc chỉ nhú một phần qua nướu trong tình trạng lệch lạc. Khi bị va chạm hoặc tác động một phần, răng khôn của bạn có thể gây sưng tấy, đau nhức thậm chí là nhiễm trùng vùng nướu xung quanh. Chúng cũng có thể gây áp lực lên các răng bên cạnh, có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn cho các răng khỏe mạnh này và xương xung quanh của chúng. Đôi khi, răng khôn bị va chạm hoặc tác động một phần cũng có thể dẫn đến hình thành u nang và trong trường hợp xấu hơn là các khối u, có khả năng phá hủy toàn bộ phần hàm của bạn

Cuối cùng, một chiếc răng khôn đã mọc hoàn toàn cần được nhổ bỏ vì chúng rất khó làm sạch và có thể bị sâu nặng. Vì vậy, vì những lý do này, đôi khi hành động thông minh là nhổ bỏ răng khôn.

 tại sao nên nhổ bỏ răng khôn

Tại sao tôi nên nhổ bỏ răng khôn?

Với một cuộc kiểm tra miệng và chụp X-quang miệng, chúng tôi có thể đánh giá vị trí của răng khôn và dự đoán xem có vấn đề hiện tại hoặc có thể có trong tương lai hay không. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đánh giá và điều trị sớm sẽ mang lại kết quả tốt hơn cho bệnh nhân. Bệnh nhân thường được nha sĩ đánh giá lần đầu ở độ tuổi thanh thiếu niên.

Tất cả các ca phẫu thuật răng khôn đều được thực hiện dưới sự gây mê thích hợp để tạo sự thoải mái tối đa cho bệnh nhân.

4. Quy trình tiểu phẫu răng khôn:

Chúng ta thường rất ám ảnh việc nhổ răng, nhưng trong thực tế quá trình sẽ diễn ra nhanh chóng và rất nhẹ nhàng. Đối với răng mọc thẳng hoặc có độ nghiêng vừa phải cần 5 - 15 phút, những răng có vị trí khó và phức tạp sẽ phải cần từ 15-30 phút để loại bỏ.

Bước 1: Bác sĩ sẽ phải khám tổng quát kiểm tra răng miệng toàn diện, chụp phim Xquang để xác định được hình ảnh đầy đủ của răng khôn. Sau khi xác định được vị trí mọc, độ nghiêng sẽ dựa vào kinh nghiệm chuyên môn của mình để chọn giải pháp loại bỏ chúng.

Bước 2: Bạn sẽ được bác sĩ bôi thuốc tê quanh nứu để giảm cảm giác, sau đó các mô xung quanh răng sẽ được gây tê bằng thuốc gây tê cục bộ. Trong quá trình nhổ bạn sẽ không thể cảm nhận bất kỳ giảm giác đau, hiệu ứng của thuốc tê sẽ được kéo dài từ 1 đến 2 giờ sau đó.

Trong lúc này bác sĩ sẽ dùng những dụng cụ chuyên biệt, thực hiện bóc tách các dây chằn nha chu để có thể lấy chiếc răng ra. Đối với nhiều trường hợp, chiếc răng phải được chia nhỏ để gắp ra từng phần. Nhằm hạn chế gây tác động đến các mô xung quanh răng, chính điều này sẽ giúp giảm chảy máu, giảm đau, giảm sưng và thời gian phục hồi sẽ diễn ra nhanh hơn. 

Bước 3: Sau khi nhổ răng xong, bạn sẽ nhận được đơn thuốc và hướng dẫn chăm sóc sau khi nhổ răng, bạn nên lưu ý đọc kỹ và làm theo hướng dẫn, điều này giúp quá trình phục hồi của bạn sẽ diễn ra nhanh hơn. Sau khi nhổ răng khôn được 1 tuần, bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám để bệnh nhân quay lại kiểm tình trạng lành thương.

quy trình tiểu phẫu răng khôn

Quy trình tiểu phẫu răng khôn?

Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề về sức khỏe răng miệng khác thì có thể tìm đọc thêm các chủ đề tương tự trên website hoặc liên hệ với Nha khoa Thái Tổ thông qua số Hotline 028 224 399 25 hoặc inbox trược tiếp cho trang để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

 

 

Thông tin liên hệ

TRUNG TÂM NHA KHOA THÁI TỔ

Đ/C: 472-  474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10

Đặt lịch khám: 028 629 333 93

Hotline: 028 224 399 25

CN: 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3

Hotline: 028 629 333 93

Website: nhakhoathaito.net

Fanpage facebook