Nuốt Nước Bọt Bị Đau Tai? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

472 – 474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10, TP.HCM - 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3
kpathinghia@gmail.com
Nuốt Nước Bọt Bị Đau Tai? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Ngày đăng: 18/02/2024 03:48 PM

Nuốt nước bọt bị đau tai gây nên cảm giác khó chịu và đau nhức cho bệnh nhân khiến nhiều người lo lắng. Theo các bác sĩ và chuyên gia tình trạng này không phải hiếm gặp và có thể ảnh hưởng đến thị lực hoặc gặp khó khăn trong sinh hoạt thường ngày. Vậy nguyên nhân của bệnh lý này là gì? Đau tai khi nuốt nước bọt có nguy hiểm không? Cách điều trị bệnh lý này là gì? Bài viết dưới đây, Nha khoa Thái Tổ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. Nguyên nhân gây ra tình trạng nuốt nước bọt bị đau tai

Triệu chứng đau tai phải khi nuốt nước bọt có thể do những bệnh lý sau gây ra:

1.1. Do nhiễm trùng tai

Một trong những nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do nhiễm trùng tai do vi khuẩn, virus. Những loại vi khuẩn, virus này thường gây sưng tấy, tích tụ chất lỏng, gây kích ứng bên trong tai khiến tai đau nhức khi nuốt nước bọt. Bệnh nhiễm trùng tai thường gặp ở trẻ em, người lớn nhưng triệu chứng sẽ khác nhau. 

1.2. Bệnh viêm tai giữa

Viêm tai giữa hay còn được gọi là viêm tai giữa cấp tính là nguyên nhân gây nuốt nước bọt đau tai. Lý do bởi viêm tai giữa gây ảnh hưởng đến không gian phía sau màng nhĩ, nơi chứa các xương nhỏ cho phép bạn nghe thấy âm thanh, và được nối với cổ họng của bạn bằng một cặp ống nhỏ gọi là ống Eustachian. Khi các ống Eustachian bị tắc nghẽn, gây nên tình trạng nhiễm trùng các chất lỏng tích tụ tại đây. Do đó khi bạn nuốt nước bọt, hắt hơi, ngáp làm ống Eustachian mở ra giải phóng áp lực gây đau nhức tai.

1.3. Nhiễm trùng tai ngoài

Nhiễm trùng tai ngoài do bạn bị nước tràn vào khi bơi hoặc tắm dưới vòi hoa sen. Nước vào tai gây nên môi trường ẩm thấp khiến cho vi khuẩn và nấm dễ dàng phát triển.

Ngoài ra vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng tai ngoài do các vật thể lạ khác như ngón tay bẩn… Lúc này tình trạng đau nhức 2 lỗ tai do nhiễm trùng trở nên dữ dội hơn khi bạn nhai và nuốt thức ăn.

1.4. Tình trạng nhiễm trùng mũi và cổ họng

Một trong những nguyên nhân gây nuốt nước bọt đau tai là do nhiễm trùng mũi hoặc họng. Các mô của hệ thống miễn dịch phía sau của đường mũi phình to ra khi vi trùng xâm nhập vào mũi và miệng. Lúc này sẽ có thể làm tắc các ống Eustachian gây đau nhức tai.

1.5. Viêm amidan

Tình trạng viêm amidan, nhiễm trùng amidan sẽ gây nên các triệu chứng đột ngột sốt cao, chóng mặt, ù tai, mệt mỏi, đau họng và nuốt nước bọt cảm thấy đau tai. Bên cạnh đó là các triệu chứng như nuốt khó, có hạch bạch huyết ở cổ, xuất hiện mảng trắng ở phía sau cổ họng,...

Những đối tượng bị viêm amidan sẽ xuất hiện triệu chứng nuốt nước bọt đau tai và rất khó chịu. Nguyên nhân gây viêm amidan là nhiễm trùng do vi khuẩn viêm họng liên cầu khuẩn gây ra. 

Nguyên nhân gây ra tình trạng nuốt nước bọt bị đau tai

Viêm amidan khiến bạn đau tai khi nuốt nước bọt

1.6. Do hội chứng Eagle

Hội chứng Eagle là rối loạn hiếm gặp gây ra tình trạng nuốt nước bọt đau tai và cơn đau sau cổ họng. Cơn đau này thường rất âm ỉ, dai dẳng, lan ra tai gây khó chịu cho bệnh nhân. Một số triệu chứng khác của hội chứng Eagle như nuốt khó, ù tai, đau cổ, đau mặt…

2. Nuốt nước bọt bị đau tai có nguy hiểm không?

Việc nuốt nước bọt đau tai thường là một triệu chứng tạm thời và không nguy hiểm trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải hiểu nguyên nhân gây ra triệu chứng này để xử lý một cách hiệu quả. Dưới đây là một số điểm quan trọng:

  • Không nguy hiểm cho sức khỏe: Trong hầu hết các trường hợp, triệu chứng này không nguy hiểm cho sức khỏe và thường chỉ là tạm thời. Đau họng và đau tai thường xuất hiện khi cơ họng hoạt động trong quá trình nuốt, tạo ra áp lực trong hệ thống tai họng và tai. Nó thường là kết quả của sự viêm nhiễm hoặc sưng to trong khu vực này.
  • Tuyệt đối không tự điều trị: Mặc dù hầu hết các trường hợp không nguy hiểm, bạn không nên tự điều trị mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Việc xác định nguyên nhân cụ thể và điều trị phù hợp sẽ giúp bạn thoát khỏi triệu chứng nhanh chóng và ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng hơn. Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra lâm sàng và có thể yêu cầu các xét nghiệm bổ sung nếu cần thiết.
  • Tìm hiểu về cách phòng ngừa: Một khi bạn đã biết nguyên nhân gây ra triệu chứng này, bạn cũng có thể hỏi bác sĩ về cách phòng ngừa để tránh tái phát trong tương lai. Điều này có thể bao gồm duy trì sức khỏe tổng thể và hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây viêm nhiễm.

Nuốt nước bọt bị đau tai có nguy hiểm không

 

3. Cách điều trị đau nhức tai khi nuốt nước bọt

  • Khắc phục tình trạng nuốt nước bọt bị đau tai ngay tại nhà bằng những mẹo đơn giản dưới đây.

– Uống đủ nước: Đảm bảo cơ thể luôn đủ nước để duy trì độ ẩm cho niêm mạc họng, tránh tình trạng vi khuẩn, virus gây hại tăng sinh nhanh chóng.

– Hạn chế tiếp xúc với chất kích thích: Tránh hút thuốc lá, không uống rượu, hạn chế tiếp xúc với các chất gây kích ứng như hóa chất, bụi, khói.

– Súc miệng bằng nước muối ấm: Hòa 1/2 muỗng cà phê muối trong 1 ly nước ấm, súc miệng và họng hàng ngày để giảm vi khuẩn và giảm sưng tấy.

– Sử dụng khăn ấm, túi chườm ấm: Đắp một khăn ấm hoặc túi chườm ấm lên vùng bị đau nhức trong khoảng thời gian 30 phút. Nhiệt độ ấm từ khăn hoặc túi chườm có thể giúp giảm đau và làm giãn các cơ xung quanh vùng tai.

– Sử dụng tỏi: Tỏi có tính chất kháng vi khuẩn và kháng viêm tự nhiên. Bạn có thể ăn tỏi sống, tỏi nướng hoặc chế biến tỏi trong các món ăn hàng ngày để giảm viêm nhiễm và hỗ trợ trong việc chữa trị.

– Thực hiện bài tập cổ: Kết hợp các bài tập cổ như quay đầu, nghiêng cổ và kéo cổ để giảm thiểu căng thẳng cơ xung quanh ống tai. Điều đó có thể giúp cải thiện sự thông thoáng của ống tai và giảm triệu chứng đau khi nuốt nước bọt.

Cách điều trị đau nhức tai khi nuốt nước bọt

Sử dụng túi chườm ấm lên vùng bị đau nhức giúp giảm đau và làm giãn các cơ xung quanh vùng tai.

  • Sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ trong việc trị nuốt nước bọt đau tai

– Thuốc kháng viêm: Thuốc kháng viêm như ibuprofen hoặc naproxen có thể giúp giảm đau và viêm nhiễm trong tai. Tuy nhiên, trước khi dùng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo đúng liều lượng sử dụng và phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.

– Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau như paracetamol có thể giúp giảm các triệu chứng đau tai. Bạn nên tuân thủ hướng dẫn sử dụng và liều lượng được ghi trên bao bì hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

– Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp nhiễm trùng tai do vi khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng. Việc sử dụng thuốc kháng sinh phải tuân thủ đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.

– Thuốc nhỏ tai: Nếu việc nuốt nước bọt đau tai liên quan đến viêm tai giữa, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc nhỏ tai chứa thành phần giảm đau hoặc kháng viêm để giảm triệu chứng.

Cách điều trị đau nhức tai khi nuốt nước bọt

Sử dụng thuốc nhỏ tai để làm giảm cơn đau

Tuy nhiên, lưu ý rằng việc sử dụng thuốc chỉ là một phần trong quá trình điều trị. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán chính xác trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Hi vọng qua bài viết trên, Nha khoa Thái Tổ đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về bệnh lý răng bị nhiễm fluor, nguyên nhân và cách điều trị bệnh lý này. Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề về sức khỏe răng miệng khác thì có thể tìm đọc thêm các chủ đề tương tự trên website hoặc liên hệ với Nha khoa Thái Tổ thông qua số Hotline hoặc inbox trược tiếp cho trang để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

NHA KHOA THÁI TỔ

Đ/C: 472-  474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10

Đặt lịch khám: 028 629 333 93

Hotline: 028 224 399 25 - 086 7980079

CN: 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3

Hotline: 028 627 600 45

Website: nhakhoathaito.net

Thông tin liên hệ

TRUNG TÂM NHA KHOA THÁI TỔ

Đ/C: 472-  474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10

Đặt lịch khám: 028 629 333 93

Hotline: 028 224 399 25

CN: 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3

Hotline: 028 629 333 93

Website: nhakhoathaito.net

Fanpage facebook