Răng Nhiễm Fluor Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

472 – 474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10, TP.HCM - 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3
kpathinghia@gmail.com
Răng Nhiễm Fluor Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Ngày đăng: 15/02/2024 04:19 PM

Răng nhiễm fluor gây ra những mảng trắng đục, khiến răng không trắng đều, ảnh hưởng rất nhiều tới thẩm mỹ của hàm răng. Thậm chí còn có thể gây các tác động xấu khiến cấu trúc răng dần bị hư hỏng vô cùng nguy hại. Vậy đâu là nguyên nhân khiến cho răng bị nhiễm màu fluor? Dấu hiệu nhận biết cũng như cách khắc phục hiệu quả tình trạng răng nhiễm fluor là gì? Trong bài viết dưới đây, Nha khoa Thái Tổ sẽ giải đáp về bệnh lý răng miệng này.

1. Răng bị nhiễm fluor là gì?

Răng nhiễm fluor là một rối loạn của men răng, gây ra bởi sự tiếp xúc liên tiếp với nồng độ flour cao trong quá trình phát triển, dẫn đến men răng có hàm lượng khoáng chất thấp và tăng độ xốp. Mức độ nghiêm trọng của tình trạng răng bị nhiễm fluor phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc quá mức với fluor, phản ứng từng cá nhân, cân nặng, mức độ hoạt động thể chất, các yếu tố dinh dưỡng và sự phát triển của xương nói chung. Ngoài ra, các yếu tố khác có thể làm tăng tính nhạy cảm của cá nhân đối với tình trạng răng nhiễm fluor là suy dinh dưỡng và suy thận.

Răng bị nhiễm fluor

Răng bị nhiễm fluor gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng

Tùy vào giai đoạn bệnh tiến triển, tình trạng răng bị nhiễm Fluor có các dấu hiệu như sau:

  • Giai đoạn bệnh mới chớm:

Ở giai đoạn này, trên bề mặt men răng xuất hiện các đốm nhỏ có màu trắng đục, sau đó những đốm nhỏ này dần chuyển thành mảng. 

  • Giai đoạn bệnh nhẹ:

Đến giai đoạn bệnh nhẹ, những mảng trắng đục có dấu hiệu lan rộng và chiếm không hơn 50% bề mặt răng.

  • Giai đoạn bệnh nặng:

Khi bệnh diễn tiến nặng, bề mặt răng có màu trắng đục. Trên đó có một số điểm chuyển sang màu nâu.

  • Giai đoạn bệnh rất nặng:

Ở giai đoạn bệnh nghiêm trọng, bề mặt răng có dấu hiệu lởm chởm, đồng thời thân răng có các rãnh hố. Vì vậy, răng trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị vỡ.

2. Nguyên nhân răng bị nhiễm fluor

2.1. Sử dụng các loại thuốc có chứa fluor

Đây là nguyên nhân đầu tiên được kể đến vì việc sử dụng các loại thuốc có thể dẫn đến khó khăn trong việc kiểm soát lượng fluor nạp vào cơ thể. Do đó, khi sử dụng thuốc cần tuyệt đối tuân thủ theo liều lượng chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, nhiều cha mẹ vì lo ngại men răng của con yếu nên tăng cường cho trẻ uống thuốc fluor nhằm giúp răng chắc khỏe hơn. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra tác dụng ngược nếu lạm dụng thuốc fluor quá mức.

2.2. Sử dụng nguồn nước có hàm lượng fluor quá mức

Đây là nguyên nhân ít gặp nhưng một số trường hợp vẫn có thể xảy ra. Do đó, khi sử dụng nước trong sinh hoạt cần phải đảm bảo rằng đó là nguồn nước sạch và nồng độ các chất không vượt quá mức cho phép.

2.3. Sử dụng nhiều thực phẩm giàu fluor

Một số loại thực phẩm có chứa hàm lượng fluor dồi dào như tôm, cua, nho khô, khoai tây,... hoặc các loại đồ uống như trà đen, nước soda... cũng là một trong số những tác nhân làm tăng nồng độ hoạt chất fluor có chứa trong men răng và gây ra tình trạng nhiễm màu fluor.

2.4. Dùng các sản phẩm có chứa quá nhiều fluor

Việc sử dụng không đúng đối tượng đối với các loại kem đánh răng, nước súc miệng,... sẽ dẫn đến tình trạng nồng độ fluor trong men răng vượt mức cho phép. Một ví dụ điển hình là cho trẻ em sử dụng loại kem đánh răng của người lớn. Việc làm này làm cho lượng fluor trong men răng của trẻ tăng cao nên đây là đối tượng có nguy cơ nhiễm fluor cao hơn người lớn.

Nguyên nhân răng bị nhiễm fluor

Sử dụng các dòng sản phẩm có nồng độ fluor quá mức cho phép

3. Cách điều trị khi răng bị nhiễm fluor

Phần lớn các trường hợp răng nhiễm fluor hình thành từ nhỏ và đây là yếu tố nhiễm màu nội sinh. Do đó, áp dụng các biện pháp làm trắng răng tại nhà gần như không đem lại hiệu quả. Vì thế, người bệnh cần phải đến cơ sở nha khoa và áp dụng các biện pháp nha khoa để khắc phục tình trạng này. Các phương pháp điều trị gồm: 

3.1. Tẩy trắng răng 

Tẩy trắng răng là cách được áp dụng đối với những trường hợp nhiễm màu nhẹ. Phương pháp này sẽ sử dụng thuốc tẩy trắng răng và các thiết bị công nghệ để tác động sâu vào bên trong, cải thiện màu răng trắng sáng hơn. 

Cách này có thể giúp răng trắng sáng khoảng 3 – 5 năm nếu được chăm sóc tốt. Nhưng nếu người bệnh ăn nhiều thực phẩm có màu, hoặc sử dụng các sản phẩm có chứa nhiều fluor, thì hiệu quả trắng sáng răng có thể ngắn hơn. 

3.2. Dán sứ Veneer

Dán răng sứ Veneer cũng là một trong những kỹ thuật để phục hình răng bị nhiễm màu hiệu quả. Phục hình răng bằng dán răng sứ Veneer tương tự như phương pháp bọc răng sứ nhưng sử dụng một mặt dán sứ mỏng hơn và tỷ lệ mài cùi răng cũng hạn chế tối đa. 

Cách điều trị khi răng bị nhiễm fluor

Phương pháp dán sứ veneer giúp phục hình răng bị nhiễm màu

Do đó, phương pháp này giúp bảo tồn răng thật khỏi xâm lấn mạnh và đảm bảo được thẩm mỹ nên mức chi phí cũng cao hơn. Tuy nhiên, cách này không thể khắc phục được hoàn toàn tình trạng này, vì mặt trong răng vẫn có thể tiếp xúc với fluor và tiếp tục khiến răng bị nhiễm màu. 

3.3. Bọc răng sứ 

Bọc răng sứ là biện pháp được áp dụng trong trường hợp tẩy trắng răng hay dán sứ Veneer không đem lại hiệu quả. Biện pháp này có thể khắc phục được tình trạng răng bị nhiễm màu, duy trì hàm răng trắng sáng từ 20 – 25 năm nếu được chăm sóc tốt. 

Với trường hợp răng bị nhiễm Fluor nặng, đã ăn sâu vào ngà răng, bệnh nhân có thể lựa chọn hình thức bọc răng sứ giúp răng trắng sáng hơn. Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ tiến hành mài bớt cùi răng, sau đó chụp mão răng sứ có màu sắc tương tự như răng thật lên. Nhờ vậy, răng bị nhiễm Fluor được phục hồi tính thẩm mỹ, cũng như có thêm lớp bảo vệ bên ngoài. 

Tuy nhiên, phương pháp bọc răng sứ vẫn có điểm hạn chế là phải xâm lấn răng thật. Đồng thời, nếu không thực hiện đúng kỹ thuật, bọc răng sứ có thể gây ra nhiều tác hại như: khiến răng bị ê đau, tăng nguy cơ gặp các bệnh lý về răng miệng (như viêm nướu, hôi miệng,…), lệch khớp cắn,...

4. Cách phòng tránh tình trạng răng bị nhiễm fluor

Để phòng tránh tình trạng răng bị nhiễm fluor cho bản thân cũng như cả gia đình, bạn nên chú ý một vài điều sau trong sinh hoạt hằng ngày:

  • Kiểm tra nồng độ fluor của nước uống, nước sinh hoạt. Trường hợp vượt quá ngưỡng cho phép là 0,7 – 1 mg/l hãy tìm các giải pháp khắc phục như: lọc nước, chưng cất hoặc nếu điều kiện cho phép có thể đổi nguồn nước mới đảm bảo an toàn hơn.
  • Chọn các sản phẩm kem đánh răng, nước súc miệng với nồng độ fluor phù hợp với tình trạng răng miệng, độ tuổi để sử dụng được hiệu quả mà không gây hại cho răng lợi
  • Không dùng quá nhiều kem đánh răng, người lớn chỉ nên dùng một lượng kem bằng hạt đậu và trẻ em dùng một lượng bằng hạt gạo cho mỗi lần đánh răng. Tránh đánh răng quá lâu vì dễ làm men răng bị bào mòn và khiến fluor ngấm nhiều vào răng.
  • Không nên sử dụng liên tục các thực phẩm có hàm lượng fluor dồi dào trong thời gian dài. Nên xây dựng khẩu phần ăn khoa học, đầy đủ dưỡng chất mỗi ngày để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh, nâng cao đề kháng, duy trì hàm răng khỏe mạnh dài lâu.

Cách phòng tránh tình trạng răng bị nhiễm fluor

Chế độ ăn hợp lý giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng

Hi vọng qua bài viết trên, Nha khoa Thái Tổ đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về bệnh lý răng bị nhiễm fluor, nguyên nhân và cách điều trị bệnh lý này. Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề về sức khỏe răng miệng khác thì có thể tìm đọc thêm các chủ đề tương tự trên website hoặc liên hệ với Nha khoa Thái Tổ thông qua số Hotline hoặc inbox trược tiếp cho trang để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

NHA KHOA THÁI TỔ

Đ/C: 472-  474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10

Đặt lịch khám: 028 629 333 93

Hotline: 028 224 399 25 - 086 7980079

CN: 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3

Hotline: 028 627 600 45

Website: nhakhoathaito.net

Thông tin liên hệ

TRUNG TÂM NHA KHOA THÁI TỔ

Đ/C: 472-  474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10

Đặt lịch khám: 028 629 333 93

Hotline: 028 224 399 25

CN: 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3

Hotline: 028 629 333 93

Website: nhakhoathaito.net

Fanpage facebook