Răng hô là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị răng hô

472 – 474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10, TP.HCM - 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3
kpathinghia@gmail.com
Răng hô là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị răng hô
Ngày đăng: 28/09/2023 02:19 PM

Răng hô là tình trạng phổ biến, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sự hài hòa của tổng thể khuôn mặt và làm bạn mất tự tin trong cuộc sống cũng như khi giao tiếp. Răng hô có nhiều phân loại, do vậy việc điều trị răng hô cần dựa trên nguyên nhân gây ra. Cùng Nha khoa Thái Tổ tìm hiểu rõ hơn về răng hô nhé!

1. Răng hô là gì? Phân loại răng hô:

1.1. Răng hô là gì?

Răng hô hay còn gọi răng hô vẩu, đây là tình trạng do răng, xương hoặc do cả hai nhô ra phía trước gây mất thẩm mỹ. Lúc này bạn có thể can thiệp bằng chỉnh nha – phẫu thuật hàm hoặc kết hợp cả niềng răng và phẫu thuật. Răng hô vẩu có 2 mức độ:

  • Răng hô nhẹ: Răng đưa về phía trước, mọc không thẳng đứng nhưng ở mức độ nhẹ. Trong một số trường hợp, muốn biết chính xác răng có hô vẩu không thì gặp bác sĩ để khám trực tiếp.

răng hô nhẹ

Răng hô nhẹ 

  • Răng hô nặng: Đây là trường hợp dễ nhận biết bằng mắt thường vì răng hàm trên nhô ra khá nhiều so với hàm dưới.

Răng hô nặng

Răng hô có thể ảnh hưởng trực tiếp đến bạn như sau:

  • Giảm tính thẩm mỹ của khuôn mặt do miệng nhô ra hẳn phía trước, mất sự cân xứng tự nhiên, khẩu hình miệng không đẹp, cằm và môi không đạt đường thẩm mỹ.

  • Trong trường hợp răng mọc theo hướng chìa ra ngoài, vùng xương ổ răng gồ ra, khiến bạn cười cảm giác hơi hô, hở lợi nhiều.

  • Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng, bởi nếu không điều trị răng hô sớm răng sẽ càng ngày chìa ra, ảnh hưởng tới cấu trúc xương hàm, hệ thống nhai và tác động xấu tới tới khớp thái dương hàm của bạn.

1.2. Phân loại răng hô

Răng hô được phân thành 3 loại chính:

- Hô do răng

Hiểu đơn giản thì đây chính là tình trạng răng mọc ở hàm trên có xu hướng mọc hướng ra phía trước. Bình thường, nếu răng mọc chuẩn thì phải mọc theo phương thẳng đứng nhưng với những người này răng lại bị chìa ra ngoài.

- Hô do bản thân xương hàm

Răng bình thường mọc theo phương thẳng đứng nhưng khi phần xương hàm trên phát triển quá mức thì phần hàm trên sẽ bị nhô ra nhiều hơn so với hàm dưới và gọi là răng hô.

- Hô do cả răng lẫn xương hàm

Trường hợp này hô tương đối nặng vì phần răng mọc lệch hẳn ra ngoài và phần hàm trên phát triển quá mức. Hậu quả là tình trạng hàm trên vừa mọc lệch lại vừa nhô ra rất nhiều so với hàm dưới.

2. Nguyên nhân khiến răng bị hô vẩu

Răng hô vẩu có nhiều nguyên nhân gây ra như sau:

Hô vẩu do răng:

  • Nguyên nhân là do răng mọc lệch, cụ thể là những chiếc răng cửa mọc không song song với phương thẳng đứng mà lại chìa ra ngoài.

  • Có thể do răng có kích cỡ quá to, khiến cho khung hàm không đủ chỗ để răng mọc lên nên khiến răng chìa ra hoặc mọc chen chúc.

  • Do thói quen xấu như mút ngón tay, ngậm ti giả trong thời gian dài hay trong quá trình thay răng, răng sữa bị rụng sớm mà không có biện pháp khắc phục khiến răng mọc lệch, chen lấn. Khi răng vĩnh viễn mọc lên không đủ chỗ sẽ mọc chen chúc hoặc chìa ra ngoài gây răng vẩu.

Vẩu do hàm:

  • Nguyên nhân là do răng mọc bình thường nhưng cấu trúc hàm mặt phát triển ngoài sự kiểm soát.

  • Hàm trên phì đại, phát triển quá so với hàm dưới. Răng hô vẩu do hàm thường bắt nguồn do bẩm sinh.

Vẩu do cả răng và hàm:

Đây được xem là dạng hô vẩu nặng do cả hàm và răng đã kể trên. Việc khắc phục răng vẩu sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra.

3. Các phương pháp điều trị răng hô

Nhiều bạn trẻ thắc mắc chữa răng hô không cần niềng có được không? và hô hàm có niềng răng được không? Câu trả lời cho hai vấn đề trên đều là "Được". Thông thường, để điều trị hô sẽ có hai giải pháp chính được đưa ra bao gồm: Niềng răng và phẫu thuật hàm kết hợp niềng răng và làm răng sứ

Chữa răng hô không cần niềng: Các bạn có thể áp dụng phương pháp làm răng sứ. Làm răng sứ là hình thức mài răng và bọc các mão sứ vào giúp cải thiện răng hô và đều màu răng trắng đẹp, ưu điểm phương pháp làm sứ khá nhanh và mang lại thẩm mỹ cao. Tuy nhiên chi phí đắc hơn niềng răng và khi làm răng sứ sẽ mài răng khiến răng bị tổn thương. 

Chữa răng hô hàm: Nhiều người thắc mắc hô hàm có niềng răng được không. Trên thực tế, hô hàm vẫn có thể niềng răng nhưng chỉ cải thiện một phần, những người hô hàm thường được Bác sĩ chỉ định niềng răng và kết hợp với phẫu thuật hàm, bạn có thể niềng răng trước để sắp xếp đều các răng sau đó tiến hành phẫu thuật. 

  • Niềng răng hô: Áp dụng khi bị hô do sự sai lệch về răng thì niềng răng là phương pháp tối ưu, giúp sắp xếp các răng về vị trí mong muốn và chỉnh lại khớp cắn cho chuẩn.

  • Những phương pháp niềng răng hiện nay: Niềng răng mắc cài kim loại; Niềng răng mắc cài kim loại tự đóng/tự khóa; Niềng răng mắc cài sứ; Niềng răng mắc cài sứ tự đóng/tự khóa; Niềng răng mắc cài mặt trong; Niềng răng bằng khay niềng Invisalign; Niềng răng bằng khay niềng eCligner.

  • Phẫu thuật hàm: Áp dụng khi bị hô do xương hàm thì phẫu thuật hàm là phương pháp lý tưởng để cải thiện thẩm mỹ tối đa cho khuôn mặt.

  • Niềng răng kết hợp phẫu thuật hàm: Áp dụng khi bị hô do răng và xương hàm hoặc hô do xương hàm nhưng các răng mọc lệch lạc thì cần kết hợp cả hai phương pháp mới cho kết quả thẩm mỹ tốt nhất.

Việc chỉ định phương pháp điều trị phụ thuộc vào từng trường hợp, nguyên nhân gây hô và mong muốn về hiệu quả chỉnh nha của mỗi người

4. Niềng răng hô mất bao nhiêu lâu?

Vì mỗi ca niềng răng hô sẽ là một biểu hiện khác nhau, do những nguyên nhân khác nhau, phương pháp điều trị của từng ca cũng có thể khác nhau nên sẽ không có thời gian niềng răng hô chung và cụ thể cho tất cả các ca. Nhưng trung bình có thể mất từ 18-24 tháng để điều trị một ca niềng răng hô với mắc cài hoặc khay Invisalign. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào mức độ khó có thể có trường hợp chỉ mất 12 tháng hoặc có trường hợp lên đến 36 tháng.

Các giai đoạn của niềng răng hô thường là :

• Sắp đều răng trên cung hàm

• Kéo đóng khoảng nhổ răng

• Thiết lập khớp cắn đúng

• Kết thúc, an định khớp cắn và tạo cung cười thẩm mỹ.

Đối với bệnh nhân niềng răng hô thì sẽ thường phải nhổ răng số 4 để giảm hô, quá trình kéo đóng khoảng sẽ mất rất nhiều thời gian vì theo nghiên cứu quá trình đóng khoảng chỉ được 1-1,5mm/ 1 tháng. Vậy để đóng được khoảng của răng số 4 là 8-9mm sẽ mất từ 8-10 tháng.

Tuy nhiên sẽ có nhiều yếu tố tác động ảnh hưởng đến thời gian niềng răng hô của bạn. Nếu bạn quan tâm hãy theo dõi đến cuối để có thể trang bị cho mình những kiến thức nếu muốn rút ngắn thời gian niềng răng hô của mình nhé.

khách hàng tin tưởng đến niềng răng tại Nha khoa Thái Tổ

Hình ảnh khách niềng răng tại Nha khoa Thái Tổ

Hiện tại, Nha khoa Thái Tổ có hỗ trợ cho bạn trả góp từng tháng với lãi suất 0%, sẽ phù hợp với các bạn chưa đủ tiền trả một lần, các bạn học sinh - sinh viên. Hãy đến với Nha khoa Thái Tổ để chăm sóc nụ cười của bạn.

Hi vọng qua bài viết trên, bạn có thể giải đáp được thắc mắc về răng hô và cách chữa trị. Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề về sức khỏe răng miệng khác thì có thể tìm đọc thêm các chủ đề tương tự trên website hoặc liên hệ với Nha khoa Thái Tổ thông qua số Hotline hoặc inbox trược tiếp cho trang để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

 

NHA KHOA THÁI TỔ

Đ/C: 472-  474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10

Đặt lịch khám: 028 629 333 93

Hotline: 028 224 399 25 - 086 7980079

CN: 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3

Hotline: 028 627 600 45

Website: nhakhoathaito.vn

Thông tin liên hệ

TRUNG TÂM NHA KHOA THÁI TỔ

Đ/C: 472-  474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10

Đặt lịch khám: 028 629 333 93

Hotline: 028 224 399 25

CN: 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3

Hotline: 028 629 333 93

Website: nhakhoathaito.net

Fanpage facebook