Khắc phục tình trạng răng mẻ

472 – 474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10, TP.HCM - 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3
kpathinghia@gmail.com
Khắc phục tình trạng răng mẻ
Ngày đăng: 28/09/2023 05:22 PM

Răng bị vỡ mẻ sẽ dẫn đến tình trạng đau nhức, ê buốt, đặc biệt là trong quá trình ăn uống. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến các bệnh lý về răng vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy, mọi người cần phải tìm hiểu và biết được cách xử lý phù hợp khi răng bị mẻ. Cùng Nha khoa Thái Tổ tìm hiểu về tình trạng này và cách khắc phục nhé!

1. Sứt mẻ răng là gì?

Cấu tạo của răng gồm có 3 lớp: men răng, ngà răng và tủy răng. Men răng là lớp ngoài cùng bao bọc răng. Men răng cứng, chắc chắn giúp bảo vệ các mô ở bên trong. Tuy nhiên, khi có tác động mạnh do va đập sẽ khiến cho men răng bị tổn thương, cấu trúc răng sẽ bị vỡ 1 phần. Khi đó gọi là sứt mẻ răng.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sứt mẻ răng, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do lực tác động mạnh vào răng như:

  • Chấn thương: hàm va chạm mạnh vào một vật cứng hoặc do có lực tác động từ bên ngoài vào khiến cho răng bị nứt, mẻ.

  • Nghiến răng: do những người có thói quen nghiến răng trong khi ngủ say khiến cho răng bị mài mòn, trở nên yếu hơn và dễ bị nứt, mẻ.

  • Cắn vật cứng: khi bạn cố nhai hoặc cắn thức ăn quá cứng hoặc dùng răng để cắn, cạy đồ vật quá cứng thì cũng sẽ gây ra tình trạng nứt, mẻ cho răng.

  • Bị mài mòn: khi ăn những loại thực phẩm có nhiều axit như cam, chanh, dưa chua, cà phê, dâu tây, rượu,... sẽ khiến cho răng bị mài mòn tự nhiên, trở nên yếu và nhạy cảm hơn

  • Do thiếu canxi: khi bạn ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng cơ thể bị thiếu hụt canxi ở răng, khiến cho răng dễ bị gãy và vỡ khi nhai thức ăn.

  • Mắc các bệnh lý răng miệng: nếu bạn đang bị viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy,... thì răng cũng sẽ trở nên nhạy cảm hơn bình thường, dễ bị sứt mẻ trong quá trình nhai thức ăn.

sứt mẻ răng là gì

Răng bị sứt mẻ gây mất thẩm mỹ 

2.  Răng bị mẻ gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Răng bị mẻ sẽ xảy ra một số nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như sau:

  • Một chiếc răng bị mẻ, sứt hoặc gãy có thể xuất hiện vết nứt nhỏ ở bên ngoài men răng hoặc vỡ một phần men răng, khiến ngà răng và tủy răng bị lộ ra ngoài. Theo Đại học Y Harvard, khi ngà răng hoặc tủy răng tiếp xúc với không khí, người bị mẻ răng sẽ cảm thấy răng ê buốt, đau nhói và khó chịu liên tục, nhất là khi ăn đồ lạnh hoặc chua. 

  • Tủy răng bị tổn thương gây ra cảm giác ê buốt, đau nhức dữ dội. Nếu để kéo dài tình trạng mẻ răng và không điều trị phục hồi thì nguy cơ chết tủy - mất hoàn toàn các dây thần kinh là rất cao.

  • Mẻ chân răng nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mất chân răng và chi phí điều trị sẽ cao hơn gấp 3-4 lần so với phí phục hồi mẻ răng thông thường.

  • Răng mẻ sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khả năng ăn nhai.

Hơn nữa, răng mẻ tạo điều kiện cho vi khuẩn ăn mòn gây sâu răng, viêm tủy răng, viêm nha chu… khiến bạn cảm thấy đau đớn hơn rất nhiều.

3. Cách xử lý khi răng bị vỡ mẻ

Nếu bạn cảm thấy răng bị đau nhức hoặc răng vừa bị nứt, mẻ thì có thể xử lý bằng những cách dưới đây:

  • Khạc, nhổ mảnh răng vỡ ra ngoài

Nhổ mảnh răng vỡ ra ngoài hoặc cả miếng thức ăn có chứa mảnh vỡ để tránh tình trạng các mảnh vỡ làm tổn thương nướu. Bạn cũng không nên nuốt tiếp miếng thức ăn đang nhai bởi vì lúc này vẫn có thể còn chứa mảnh vỡ lẫn vào, gây nguy hiểm nếu chúng theo thức ăn trôi xuống các cơ quan tiêu hóa.

  • Không được sử dụng tay hoặc lưỡi sờ, chạm vào gờ răng bị mẻ

Bạn không nên tự ý kiểm tra gờ răng bị mẻ bằng tay hoặc lưỡi. Vì lúc này, gờ răng khá sắc bén, có thể sẽ gây đứt tay hoặc làm tổn thương lưỡi, nướu bên trong. Việc bạn nên làm lúc này là đặt 1 cục bông gòn sạch vào hàm răng bị vỡ rồi cắn chặt lại, tránh các phần còn lại của răng bị mẻ tiếp xúc với các mô mềm xung quanh, cũng như tránh vi khuẩn và thức ăn ngấm vào, gây ra tình trạng nhiễm trùng răng.

  • Giữ lại các mảnh răng đã vỡ

Các bác sĩ có thể sẽ cần các mảnh vỡ của răng để gắn lại chúng. Chính vì vậy, hãy thu gom và giữ lại mảnh mỡ, sau đó bảo quản chúng trong 1 hộp kín với 1 ít sữa hoặc nước bọt. Lưu ý, bạn không nên tự ý gắn lại các mảnh vỡ vào răng vì nếu không có các thiết bị chuyên dụng thì có thể sẽ gây ra tình trạng nướu bị tổn thương.

  • Súc miệng

Khi răng bị vỡ, mẻ thì phần còn lại của răng như ngà răng, tủy răng, phần nướu bên trong răng có thể sẽ bị lộ ra ngoài. Những phần này rất nhạy cảm, nếu bị vi khuẩn xâm nhập sẽ rất dễ bị nhiễm trùng và tổn thương. Chính vì vậy, sau khi lấy được hết các mảnh vỡ của răng ra ngoài thì bạn nên súc miệng lại thật sạch với nước muối loãng, sau đó cắn lại bằng 1 cục bông gòn mới.

  • Che phủ gờ răng sắc nhọn lại

Nếu vì lý do nào đó mà bạn chưa thể gặp bác sĩ ngay thì hãy sử dụng sáp nha khoa hoặc kẹo cao su không đường để che lại gờ răng sắc nhọn tạm thời, tránh gây tổn thương đến các mô mềm bên trong miệng. Sáp nha khoa có thể mua dễ dàng ở các hiệu thuốc Tây.

  • Cẩn thận trong quá trình ăn uống

Vì răng đã bị mẻ nên bạn cần phải cẩn thận trong các bữa ăn để tránh làm tổn thương đến các phần răng còn lại. Bạn nên ăn các loại thực phẩm lỏng, mềm như cháo, súp, bột, sinh tố, ... . Tránh ăn những loại thực phẩm dẻo, dai, cay, chua, quá lạnh hoặc quá nóng. Đồng thời, hạn chế sử dụng bên hàm có chứa răng bị mẻ, vỡ để nhai, tránh được việc gờ răng sắc nhọn làm tổn thương lưỡi và nướu.

  • Hẹn gặp bác sĩ

Việc làm cực kỳ quan trọng sau khi phát hiện ra răng mình bị mẻ đó là lên lịch hẹn gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Để bác sĩ có thể kịp thời xử lý những gờ răng sắc nhọn và giảm thiểu khả năng các mô răng hở bị vi khuẩn xâm nhập và gây ra các bệnh lý về răng miệng.

4. Cách khắc phục răng bị vỡ, mẻ:

Hàn trám răng

Nhiều bạn thắc mắc răng mẻ phải làm sao? Cách thông dụng nhất được áp dụng tại các nha khoa là hàn trám răng. Đây là phương pháp phục hình răng vừa giúp tiết kiệm được thời gian vừa tốn một khoản chi phí rất nhỏ nếu so sánh với các phương pháp khác. Tuy nhiên để có thể hàn trám răng, vết mẻ răng phải đáp ứng điều kiện diện tích nhỏ.

Các bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám răng chuyên dụng để đắp lên răng và tạo hình thân răng sao cho tự nhiên nhất. Việc trám răng có thể giúp bạn phục hồi chức năng ăn nhai trong khoảng thời gian từ 15-20 phút.

Hàn trám răng để khắc phục tình trạng răng mẻ

Khắc phục tình trạng răng sứt, mẻ bằng phương pháp hàn trám răng

Mặc dù đây là phương pháp nhanh nhất để phục hồi răng bị mẻ, tuy nhiên vết trám lại không giữ được lâu. Sau một khoảng thời gian sử dụng ngắn, miến trám có thể bị bong ra. Khi đó bạn phải thực hiện trám răng lại.

Dán sứ Veneer

Tương tự như hàn trám răng, dán sứ Veneer là giải pháp áp dụng cho các trường hợp răng bị sứt mẻ nhẹ hoặc bị răng bị mòn mặt nhai. Ưu điểm của phương pháp này là không phải mài răng và không gây ê buốt. Chính vì vậy đây là phương pháp được nhiều người ưa chuộng. Nếu tình trạng mẻ răng của bạn không quá nặng, bạn có thể lựa chọn phương pháp dán sứ để tối ưu hiệu quả thẩm mỹ.

dán sứ veneer

Dán sứ veneer tối ưu hiệu quả thẩm mỹ

Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là chi phí thực hiện dán sứ veneer tương đối cao, thường rơi vào khoảng hơn 6 triệu cho 1 mặt sứ. Chính vì vậy nếu bạn không quá dư giả về tài chính, bạn nên lựa chọn phương pháp hàn trám răng.

Bọc răng sứ

Phương pháp tiếp theo giải đáp cho câu hỏi Răng bị mẻ phải làm sao là bọc răng sứ. Bọc răng sứ có thể giúp cải thiện tình trạng sứt mẻ răng và mang lại một hàm răng trắng đều. Các bác sĩ sẽ sử dụng một mão sứ có hình dạng tương tự như răng thật. Sau khi đã mài cùi răng, mão sứ được bọc bên ngoài răng thật và cố định chắc chắn. Ngoài đảm bảo tính thẩm mỹ lâu dài, phương pháp này còn giúp cải thiện khả năng ăn nhai rất tốt.

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ đem lại hiệu quả cao

Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là khách hàng bắt buộc phải mài đi cùi răng. Nếu tay nghề bác sĩ không cao có thể để lại những biến chứng sau khi bọc răng sứ cực nghiêm trọng. Tại Nha khoa Thái Tổ, đội ngũ y bác sĩ được đào tạo xuất sắc và thực hiện hàng nghìn ca với tỉ lệ thành công 100%, đồng thời chúng tôi luôn trang bị máy móc hiện đại tiên tiến để hỗ trợ thăm khám và điều trị tốt nhất cho khách hàng . Nha khoa Thái Tổ là một lựa chọn hoàn hảo, luôn mang đến cho bệnh nhân những nguyên vật liệu cấy ghép tốt nhất, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng và ổn định lâu dài.

Hi vọng qua bài viết trên, bạn có thể giải đáp được thắc mắc về cách khắc phục răng bị sứt mẻ. Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề về sức khỏe răng miệng khác thì có thể tìm đọc thêm các chủ đề tương tự trên website hoặc liên hệ với Nha khoa Thái Tổ thông qua số Hotline hoặc inbox trược tiếp cho trang để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

 

NHA KHOA THÁI TỔ

Đ/C: 472-  474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10

Đặt lịch khám: 028 629 333 93

Hotline: 028 224 399 25 - 086 7980079

CN: 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3

Hotline: 028 627 600 45

Website: nhakhoathaito.vn

 

Thông tin liên hệ

TRUNG TÂM NHA KHOA THÁI TỔ

Đ/C: 472-  474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10

Đặt lịch khám: 028 629 333 93

Hotline: 028 224 399 25

CN: 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3

Hotline: 028 629 333 93

Website: nhakhoathaito.net

Fanpage facebook