Cần Làm Gì Khi Bị Áp Xe Răng?

472 – 474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10, TP.HCM - 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3
kpathinghia@gmail.com
Cần Làm Gì Khi Bị Áp Xe Răng?
Ngày đăng: 16/01/2024 09:44 PM

Áp xe răng là một bệnh nha khoa tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm hiện nay. Nếu bị áp xe răng, hãy tìm cách điều trị thật nhanh, áp xe rất dễ phục hồi và không nhất thiết phải để lại thiệt hại lâu dài. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, hãy cùng Nha khoa Thái Tổ tham khảo bài viết dưới đây.

1. Áp xe răng là gì?

Áp xe răng là tình trạng nhiễm trùng nguy hiểm, với những ổ mủ hình thành dưới vùng chân răng. Tùy thuộc vào nguồn gốc gây bệnh, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán áp xe răng theo hai trường hợp sau:

  • Áp xe quanh chân răng có ổ: Đây là hiện tượng tủy và răng bị hoại tử do tình trạng sâu răng nặng lâu ngày không được điều trị. Áp xe quanh chân răng có cổ có thể gây tổn thương đến các khu vực khác như xương, vỏ và màng xương răng,…
  • Áp xe nha chu: Tình trạng áp xe nha chu xảy ra khi vi khuẩn có trong vụn thức ăn, mảng bám trên răng gây viêm nhiễm, tạo thành các túi nha chu. 

áp xe răng là gì

Áp xe răng là tình trạng nhiễm trùng, tích tụ mủ xảy ra ở chân răng

2. Dấu hiệu nhận biết bị áp xe răng

Áp xe răng ảnh hưởng rất nhiều đến việc sinh hoạt cũng như công việc hàng ngày của người bệnh. Một vài triệu chứng dưới đây báo hiệu bạn đã bị áp xe chân răng:

  • Răng đau nhức, thậm chí chỉ ăn nhai nhẹ cũng thấy đau
  • Có cảm giác ê buốt khi sử dụng thức ăn nóng, lạnh
  • Trong miệng có mùi hôi, đặc biệt là mùi tanh của mủ tiết ra
  • Người có thể bị nóng, sốt, hạch ở cổ nổi và luôn cảm thấy mệt mỏi
  • Bị sưng ở vùng lợi dưới chân răng
  • Có những hạt mủ tụ dưới chân răng, đè vào rất đau và có thể chảy mủ ra hoặc không

Dấu hiệu nhận biết bị áp xe răng

Ê buốt răng khi sử dụng thức ăn nóng, lạnh

Tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng:

Viêm mô lan tỏa

Khi viêm mô tế bào lan tỏa đến vòm miệng, sàn miệng gây áp xe, sưng đau toàn miệng, nó có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan này. Trường hợp nặng có thể gây nghẽn đường hô hấp, ngạt thở thậm chí dẫn đến tử vong. Tuy nhiên diễn tiến đến biến chứng này cần một thời gian kéo dài, nếu được điều trị áp xe ở răng sẽ ngăn chặn được biến chứng này.

Áp xe ngoài mặt

Tình trạng này xảy ra tạo đường rò đến vùng má và dưới cằm, người bệnh lúc này bị viêm tấy lan đến sàn miệng và hố thái dương. Không những đau đớn tăng lên mà tình trạng bệnh cũng đe dọa nhiều hơn đến sức khỏe, cuộc sống của bệnh nhân.

dấu hiệu nhân biết áp xe răng áp xe ngoài mặt

Không điều trị kịp thời có thể gây ra tình trạng áp xe ngoài mặt

Nhiễm trùng xoang hàm, viêm nội tâm mạc

Đây là tình trạng viêm nhiễm xảy ra khi nhiễm trùng đi theo đường máu lan đến tim, não và các bộ phận khác. Nhiễm trùng huyết có thể gây tử vong với những triệu chứng cấp tính của nó.

Nếu như bạn phát hiện mình có những triệu chứng trên thì nên nhanh chóng ghé đến cơ sở nha khoa uy tín để kịp thời điều trị.

3. Nguyên nhân gây ra bệnh áp xe răng

Áp xe răng hình thành từ tình trạng nhiễm trùng chân ra do đường dưới nướu bị tổn thương, xoang sâu phát triển. Khi xuất hiện tình trạng nhiễm trùng chân răng, các mô nướu răng rút toàn bộ chất lỏng nhiễm bệnh. Từ đó khiến dịch mủ tích tụ trong chân răng và hình thành ổ áp xe răng.

Ngoài ra, còn có những yếu tố góp phần dẫn đến tình trạng áp xe răng như:

  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách dẫn đến hình thành mảng bám trên kẽ răng, tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn tấn công răng.
  • Tình trạng sâu răng, viêm tủy hoặc bệnh nha kéo dài, không được điều trị.
  • Thực hiện lấy tủy răng bị thất bại.
  • Tai nạn hoặc chấn thương khiến răng bị nứt, men răng bị vỡ và tủy bị lộ ra ngoài.
  • Bệnh nhân tim mạch, tiểu đường,… có hệ miễn dịch suy yếu, tạo cơ hội để vi khuẩn tấn công và gây áp xe răng.

4. Cách điều trị bệnh áp xe răng

Các phương pháp điều trị áp xe răng được các bác sĩ chỉ định, dựa trên tình trạng và mức độ áp xe của bệnh nhân. Song, hầu hết hướng điều trị áp xe chủ yếu là loại bỏ ổ mủ, giữ răng và ngăn không cho những biến chứng xảy ra. Cụ thể như sau:

- Điều trị cấp tính

Đây là phương pháp loại bỏ các túi mủ áp xe dưới chân răng để ngăn chặn sự lan rộng của các mô mủ. Theo đó, bác sĩ tiến hành rạch ổ áp xe để dịch mủ thoát ra ngoài, đồng thời loại bỏ các vi khuẩn tại đây. Sau đó, bác sĩ chỉ định bệnh nhân sử dụng kháng sinh nhằm mục đích tiêu diệt vi khuẩn, hạn chế quá trình phát triển của ổ áp xe.

- Điều trị áp xe răng tận gốc

Sau quá trình điều trị cấp tính, bệnh nhân được chỉ định thực hiện điều trị áp xe tận gốc. Bệnh nhân được bác sĩ thăm khám và thực hiện lấy vôi răng, lấy tủy, gắp mảnh răng vỡ và xử lý mặt gốc răng… Tiếp đến, bệnh nhân cần thực hiện thăm khám đúng hẹn để bác sĩ kiểm tra, có giải pháp ngăn ngừa bệnh tái phát. 

Cách điều trị bệnh áp xe răng

Đến thăm khám răng định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín để chữa áp xe chân răng

 

Hi vọng qua bài viết trên, bạn có thể giải đáp được thắc mắc về cách điều trị bệnh áp xe răng. Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề về sức khỏe răng miệng khác thì có thể tìm đọc thêm các chủ đề tương tự trên website hoặc liên hệ với Nha khoa Thái Tổ thông qua số Hotline hoặc inbox trược tiếp cho trang để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

NHA KHOA THÁI TỔ

Đ/C: 472-  474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10

Đặt lịch khám: 028 629 333 93

Hotline: 028 224 399 25 - 086 7980079

CN: 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3

Hotline: 028 627 600 45

Website: nhakhoathaito.net

 

Thông tin liên hệ

TRUNG TÂM NHA KHOA THÁI TỔ

Đ/C: 472-  474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10

Đặt lịch khám: 028 629 333 93

Hotline: 028 224 399 25

CN: 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3

Hotline: 028 629 333 93

Website: nhakhoathaito.net

Fanpage facebook