Mặc dù răng được nhận định là một bộ phận cứng chắc nhất trong cơ thể nhưng với nhiều áp lức tác động lên răng khác nhau thì răng vẫn có thể sẽ phải chịu nhiều ảnh hưởng, đặc biệt là tình trạng răng bị nứt. Vậy trong trường hợp răng bị nứt phải làm sao? Nguyên nhân khiến răng nứt? Phương pháp điều trị là gì? Hãy cùng Nha khoa Thái Tổ tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến nứt gãy chân răng nhưng phổ biến nhất là những nguyên nhân dưới đây:
- Thói quen nghiến răng: Nhiều người có thói quen nghiến răng khi ngủ. Thói quen này không chỉ gây mất ngủ cho người bên cạnh mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng của người bệnh. Khi 2 hàm răng của người bệnh siết chặt vào nhau sẽ tạo ra một những áp lực lên răng. Tình trạng này kéo dài có thể gây mòn răng và nứt gãy răng.
- Đã từng điều trị bằng phương pháp hàn răng nhưng miếng hàn quá lớn có thể gây yếu răng và dễ gây nứt răng.
- Một số người có thói quen ăn những món ăn cứng, chẳng hạn như kẹo cứng, các loại hạt, đá,… Đây cũng là thói quen phổ biến gây ra nứt răng, gãy răng,…
- Do bị vấp ngã, bị chấn thương khi tham gia thể thao, tai nạn giao thông, tai nạn trong lao động,…
- Thay đổi nhiệt độ trong miệng một cách đột ngột, chẳng hạn như khi đang ăn một thực phẩm rất nóng, bạn lại vội vàng uống ngay một cốc nước lạnh.
- Ngoài những nguyên nhân kể trên, tuổi cao cùng với sự lão hóa của mô răng cũng chính là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bị nứt răng.
Có nhiều nguyên nhân tác động khiến cho răng có thể bị nứt, vì vậy các vị trí và mức độ nứt cũng khác nhau:
- Răng nứt dọc: là một đường nứt từ mặt nhai, đỉnh răng của răng xuống đến chân răng. Đôi khi nó ở bên dưới đường viền nướu và trong chân răng. Răng bị nứt không bị tách đôi ra làm 2 phần nhưng mô mềm bên trong thường sẽ bị tổn thương. Nếu không điều trị sẽ dẫn đến tình trạng răng dễ vỡ và mẻ lớn.
- Những đường trầy xước: Đây là những đường nứt rất nhỏ chỉ tác động bên ngoài ở lớp men răng. Chúng thường xuất hiện trên răng của người lớn và không gây ra đau đớn. Những đường trầy xước này không cần phải điều trị.
- Nứt ở đỉnh răng: Phần đỉnh này nằm ở trên bề mặt cắn của răng, nếu phần đỉnh này bị tổn thương thì răng sẽ dễ bị vỡ. Bạn sẽ bị đau hoặc ê buốt khi cắn.
- Răng bị chẻ ra: Đây thường là kết quả của việc không điều trị khi răng bị nứt. Răng bị chẻ ra làm 2 phần. Những khe nứt thẳng đứng dưới chân răng là vết nứt bắt đầu từ chân răng đi lên tới bề mặt cắn.
Nếu tình trạng nứt răng không được điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến các biến chứng như:
Thức ăn dễ mắc vào vết nứt trên răng, tạo điều kiện để vi khuẩn sinh trưởng, tấn công vào men răng, khiến răng ê buốt kéo dài, làm cho răng yếu đi. Từ đó có thể gây ra một số bệnh lý (như sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu,…).
Nứt răng gây ra nhiều bệnh lý về răng miệng
Với trường hợp nứt răng cửa, không chỉ có hại cho sức khỏe răng miệng mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười và toàn gương mặt.
Các vết nứt có thể lan rộng và ăn sâu vào thân răng, dần dần răng bị suy yếu, lung lay và tăng nguy cơ mất răng.
Tùy theo tình trạng răng nứt gãy, bác sĩ sẽ tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp. Các biện pháp điều trị được chỉ định là:
Bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp trám răng bằng vật liệu sứ hoặc composite. Cụ thể, bác sĩ tiến hành vệ sinh răng để loại bỏ vi khuẩn, sau đó tạo hình chất trám và hóa cứng bằng tia Laser chuyên dụng. Nhờ vậy, răng sẽ được phục hồi hình dáng và chức năng ăn nhai.
Bác sĩ có thể áp dụng phương pháp dán sứ veneer để khắc phục khuyết điểm răng bị nứt nhẹ. Theo đó, bác sĩ sẽ sử dụng miếng dán sứ mỏng dán cố định vào vị trí răng bị nứt bằng keo dán chuyên dụng.
Đây được xem là giải pháp tốt nhất cho người bị nứt răng nhờ tuổi thọ cao, tính thẩm mỹ và cường độ chịu lực tốt. Để bọc răng sứ che đi vết nứt trên răng, bác sĩ tiến hành mài lớp men răng bên ngoài để tạo cùi răng. Sau đó, bác sĩ dùng mão răng sứ giả chụp lên cùi răng nhằm phục hồi hình dáng, chức năng và tính thẩm mỹ cho răng.
Bọc răng sứ là biện pháp điều trị tốt nhất để khắc phụ việc răng bị nứt
Với trường hợp răng bị nứt mẻ nghiêm trọng, lan đến tủy răng và dây thần kinh không thể phục hồi, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm, tránh ảnh hưởng đến các răng lân cận. Sau khi nhổ răng, bệnh nhân nên cấy ghép Implant để tránh tiêu xương hàm, ăn nhai thoải mái, đạt hiệu quả lâu dài.
Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề về sức khỏe răng miệng khác thì có thể tìm đọc thêm các chủ đề tương tự trên website hoặc liên hệ với Nha khoa Thái Tổ thông qua số Hotline hoặc inbox trược tiếp cho trang để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.
NHA KHOA THÁI TỔ
Đ/C: 472- 474 LÝ THÁI TỔ, PHƯỜNG 10, QUẬN 10
Đặt lịch khám: 028 629 333 93
Hotline: 028 224 399 25 - 086 7980079
CN: 64 LÝ CHÍNH THẮNG, PHƯỜNG 8, QUẬN 3
Hotline: 028 627 600 45
Website: nhakhoathaito.net